Mục Lục

I – Bà bầu bị táo bón có sao không? Thai nhi có ảnh hưởng gì không?

Bệnh táo bón đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít người, nhất là phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, có thể bạn vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ những nguy hiểm của căn bệnh này đối với chị em bầu.

Cùng tìm hiểu về tác hại cũng như các phòng và trị táo bón khi mang thai, các mẹ nhé. Khi mang thai mẹ bị táo bón có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của thai nhi. Một hệ quả điển hình là em bé có khả năng bị suy dinh dưỡng bào thai.

1. Nguyên nhân tại sao bà bầu bị táo bón?

Do hormone: Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có biến đổi lớn về hàm lượng hormone, ảnh hưởng tiêu cực tới đường ruột và cản trở việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài qua hậu môn. Từ đó, mẹ bầu dễ bị táo bón.

– Tử cung của thai phụ tăng kích thước chèn ép các cơ quan trong ổ bụng dẫn đến các mẹ dễ bị táo bón khi mang thai và bệnh trĩ.

– Khi mới mang thai, dấu hiệu bị nôn do nghén có khả năng khiến cơ thể người mẹ bị mất nước. Cuối thai kỳ, do thai nhi gây chèn ép tới ruột nên cũng dễ làm ba bầu bị táo bón. Hơn thế nữa, thời kỳ ốm nghén, cơ thể mệt mỏi khiến phụ nữ lười vận động và đi lại nên cũng dễ bị táo bón hơn.

Do chế độ ăn uống: Chế độ ăn không cân đối, thiếu chất xơ, uống ít nước, uống rượu, bia,…Ở thời kỳ đầu và cuối của thai kỳ thai phụ thường bị kích thích đi tiểu nhiều về ban đêm, nên nhiều thai phụ ngại uống nước nên càng dễ bị táo bón khi mang thai.

Tại sao bà bầu bị táo bón?
Tại sao bà bầu bị táo bón?

Sự phát triển của thai nhi: Sự lớn lên của thai nhi làm gia tăng áp lực lên khung xương chậu, làm tình trạng táo bón gia tăng. Cộng thêm với việc tăng cân nhanh, cảm giác mệt mỏi, thiếu luyện tập là những nguyên nhân rất dễ dẫn đến táo bón.

Do uống viên sắt và canxi bổ xung: Để hấp thụ những khoáng chất trong một số loại viên sắt cơ thể cần một lượng lớn nước, tuy nhiên không phải bà bầu nào cũng uống đủ, hơn nữa một phần các khoáng chất này không hấp thụ được vào cơ thể phải ra ngoài là gánh nặng của hệ tiêu hóa, làm gia tăng nguy cơ bị táo bón.

2. Bà bầu bị táo bón ảnh hưởng như thế nào tới thai nhi?

Mẹ bị táo bón khi mang thai sẽ có nhiều ảnh hưởng không tốt tới thai nhi, cụ thể như sau:

– Bị táo bón khi mang thai khiến người mẹ dễ thiếu hụt chất dinh dưỡng. Đó là do chất thải và khí đọng lại trong ruột làm đầy bụng, khó chịu, buồn nôn… Từ đó, mẹ bầu không muốn ăn vì ăn vào càng thấy tức bụng, khó chịu dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai.

– Bị táo bón khi man thai, bà bầu đi vệ sinh phải dùng lực nên dễ sảy thai.

Đọc thêm:  10 công dụng của tảo mặt trời, tảo xoắn spirulina nhật bản + nên chọn mua loại nào?

– Hơn nữa, các chất độc (như phenol, amoniac, indol…trong chất thải) bị tích tụ lâu trong ruột, rồi bị hấp thu vào máu và lan truyền khắp cơ thể, dẫn tới tình trạng nhiễm độc mãn tính, ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi.

– Bị táo bón khi mang thai ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thai nhi

3. Cách phòng tránh và khắc phục, trị táo bón cho bà bầu.

Uống nhiều nước. Vì nước chính là loại thuốc nhuận tràng cực kì thích hợp.

Dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ sẽ cung cấp nhiều thức ăn thô cho hệ tiêu hoá. Ngoài ra, mẹ bầu cần lưu ý ăn chậm, nhai thật kĩ khi ăn và nên chia nhỏ thành 5-6 bữa/ngày thay vì 3 bữa lớn/ngày.

Tránh uống các loại đồ uống lợi tiểu như trà, cà phê, cola và chất cồn vì nó có thể gây ra tình trạng khử nước của cơ thể, làm chứng táo bón thêm nặng.

Luyện tập: Vận động tích cực cũng giúp ngăn ngừa táo bón, đặc biệt là khi tính chất công việc của bạn phải ngồi nhiều. Một số động tác yoga dành cho bà bầu cũng hỗ trợ hiệu quả trong việc ngừa chứng táo bón.

Không cố nhịn khi muốn đi vệ sinh: Khi nhịn đi vệ sinh, người mẹ sẽ làm tăng nguy cơ bị “táo” và cũng tăng nguy cơ bị trĩ.

Massage nhẹ nhàng: Massage giúp lưu thông khí huyết, tăng cường tiêu hóa.

Massage giúp lưu thông khí huyết
Massage giúp lưu thông khí huyết

Tuyệt đối không tự dùng thuốc: Hãy thận trọng và cân nhắc xem có nên sử dụng thuốc điều trị táo bón không và phải tham khảo ý kiến bác sĩ và dược sĩ trước.

Đối với một số người, viên sắt có thể gây khó chịu ở dạ dày, nóng ngực và chứng táo bón. Để chống táo bón bạn nên chọn thuốc chứa sắt dưới dạng sắt hữu cơ như sắt fumarat hay sắt gluconat, vì sắt hữu cơ sẽ được cơ thể hấp thụ tốt hơn sắt vô cơ (sắt sunfat) và giảm được tác dụng phụ như kích ứng đường tiêu hóa hay táo bón. Thêm vào đó một số thai phụ khi uống sắt còn có cảm giác lợm giọng, buồn nôn, rất khó uống do mùi vị khó chịu.

4. Một số gợi ý để chị em có thể phòng tránh bệnh táo bón khi mang thai

  • Uống nhiều nước

Bạn cần cố gắng uống 8-10 ly nước lọc mỗi ngày. Trong hơn 9 tháng thai kỳ, đặc biệt ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối, tình trạng đi tiểu nhiều, đặc biệt vào ban đêm, vô tình gây cho mẹ bầu tâm lý ngại uống nước. Đây là một điều rất nguy hiểm vì dễ dẫn đến tình trạng mất nước và khiến cho bệnh táo bón thêm trầm trọng.

Và bạn có biết nước là cần thiết cho quá trình hấp thu chất xơ vào cơ thể?

  • Chú ý đến chế độ dinh dưỡng khi mang thai

Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn như rau xanh, các cây họ đậu, trái cây họ cam, chanh, chuối, đu đủ chín, khoai lang, bí đỏ, cà rốt.

Một điều cần lưu ý là việc ăn nhiều chất xơ một cách đột ngột sẽ dễ khiến bạn bị đầy hơi, do đó, bạn nên bổ sung chất xơ từ từ vào chế độ ăn hàng ngày để cơ thể thích nghi dần.

  • Giảm liều lượng canxi và sắt bổ sung
Đọc thêm:  Cách làm dầu gấc cho bé tại nhà - Dầu gấc nguyên chất cho trẻ

Bạn chỉ nên uống bổ sung canxi và sắt theo chỉ định của bác sĩ chứ không tùy tiện uống theo ý mình. Lượng khoáng chất dư thừa không được cơ thể hấp thụ sẽ là gánh nặng cho đường ruột, làm tăng nguy cơ táo bón.

Khi uống bổ sung canxi hoặc sắt, nên chia nhỏ thành nhiều lần uống và uống với nhiều nước vì cả hai khoáng chất này đều sẽ cần một lượng lớn nước để hấp thụ vào cơ thể.

Tích cực ăn các thực phẩm chứa sắt và chọn viên sắt hữu cơ để cơ thể dễ hấp thu hơn và không bị kích ứng đường ruột.

  • Sử dụng dầu oliu cho các món chiên, xào, rán

Tiêu thụ thường xuyên các món chiên, xào, rán nhiều dầu mỡ cũng là một trong những nguyên nhân gây táo bón. Tuy nhiên, phải làm gì nếu bạn chỉ thích ăn các món này?

Giải pháp cho bạn là dùng dầu ăn oliu với thành phần gồm dầu oliu nguyên nhất và dầu hướng dương tinh luyện. Loại dầu này ít thấm vào thức ăn nên tốt cho dạ dày và cũng không gây ngán, ngấy.

Sử dụng dầu oliu cho các món chiên, xào, rán
Sử dụng dầu oliu cho các món chiên, xào, rán

Như vậy với các thông tin trên hy vọng mẹ không chỉ có câu trả lời cho thắc mắc bà bầu bị táo bón có nên rặn mà còn biết cách ứng phó với chứng táo bón khó chịu trong thai kỳ nữa nhé.

II – Sữa bầu chống táo bón “tốt mẹ lợi con” trong giai đoạn mang thai

Bầu bí, ngoài nỗi ám ảnh ốm nghén, mệt mỏi, chán ăn, thì táo bón, tăng cân cũng là điều mà các mẹ bầu rất sợ. Vì vậy, hầu hết các bà mẹ mang thai đều muốn tìm một loại sữa bầu mát, dễ uống và nhất là vào con không vào mẹ. Cùng điểm qua một số loại sữa bầu chống táo bón phù hợp với các tiêu chí trên trong bài viết này ngay mẹ nhé !

Sữa bầu chống táo bón "tốt mẹ lợi con" mẹ phải tìm hiểu ngay
Sữa bầu chống táo bón “tốt mẹ lợi con” mẹ phải tìm hiểu ngay
  • 1. Sữa bà bầu Wakodo Lebens Mom

Wakodo là thương hiệu không còn xa lạ gì đối với các bà mẹ bỉm sữa Việt. Nổi bật với chất lượng tốt và giá thành dễ chịu vì vậy, không chỉ có sữa dành cho trẻ em được nhiều mẹ lựa chọn mà sữa bầu Wakodo Lebens Mom cũng được rất nhiều mẹ bầu tin dùng.

Sữa bà bầu Wakodo Lebens Mom
Sữa bà bầu Wakodo Lebens Mom

Được đánh giá là loại sữa có hàm lượng chất “khủng” nhưng lại rất dễ uống, sữa bầu Wakodo Lebens Mom có chứa thành phần chất xơ GOS – giúp bảo vệ lợi khuẩn đường ruột, tăng khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và đào thải các chất dư thừa nên sữa rất mát, góp phần giảm thiểu hiện tượng táo bón hay xảy ra với các mẹ bầu.

Loại sữa này còn bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu để có một thai kì khỏa mạnh, cung cấp thêm dinh dưỡng trong thời kì cho con bú.

Thứ 3: Bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu một thai kì khỏe mạnh, tăng thêm dinh dưỡng cho các bà mẹ đang cho con bú như: canxi, DHA, axit folic, sắt,….

Đọc thêm:  Tóc uốn gợn sóng ngang vai - Kiểu tóc xoăn gợn sóng nhẹ ngang vai

Đặc biệt, sữa Wakodo Lebens Mom không chứa đường Sucrose hay chất tạo hương vị nên có vị thanh tự nhiên, không ngán, rất dễ uống kể cả mẹ bầu nghén nặng cũng vấn uống được.

  • 2. Sữa bà bầu Morinaga

Sữa bầu Morinaga được nhiều mẹ bầu đánh giá là sữa mát, vị nhạt dễ uống. Sữa còn có nhiều vị để các mẹ lựa chọn theo sở thích (trà xanh, cacao, trà sữa).

Sữa bà bầu Morinaga
Sữa bà bầu Morinaga

Loại sữa này cũng cung cấp đầy đủ các vitamin và dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu như: sắt, canxi, DHA, Axit Folic,…Đặc biệt, trong sữa bầu Morinaga còn chứa men Lactase có khả năng phân rã các thành phần khó tiêu, giảm thiểu tối đa cảm giác đầy bụng, buồn nôn, táo bón.

Một ưu điểm lớn nhất mà nhiều mẹ bầu lựa chọn sữa Morinaga đó là hàm lượng đường thấp, hàm lượng chất béo chỉ bằng ⅕ trong sữa tươi nên dinh dưỡng sẽ vào con chứ không vào mẹ nhiều. Mẹ không cần lo lắng về việc tăng cân quá nhiều khi mang thai hay nguy cơ tiểu đường thai kì.

  • 3. Sữa bà bầu Meiji Mama
Sữa bà bầu Meiji Mama
Sữa bà bầu Meiji Mama

Sữa bầu Meiji Mama được đánh giá là dòng sữa bột tốt cho mẹ bầu. Loại sữa này chứa đến 25 dưỡng chất thiết yếu, bao gồm canxi, sắt, photpho, kẽm, các loại vitamin, DHA và đặc biệt là vitamin K – một loại vitamin thiếu hụt trong sữa mẹ.

Meiji Mama được các mẹ nhận xét là loại sữa khá dễ uống, vị nhạt, không quá ngọt, thơm ngon và không ngậy, không béo nên mẹ bầu không phải lo lắng uống sữa bị tăng cân nhiều. Loại sữa này còn bao gồm cả axit docosahexaenoic (DHA) giúp kích thích khả năng tăng trưởng khỏe mạnh của thai nhi, fructooligosaccharides. Sữa có nhiều chất xơ đảm bảo cho mẹ bầu không bị đầy bụng, táo bón và buồn nôn.

  • 4. Sữa Imperial Mom XO

Đây là loại sữa được nhiều mẹ bầu lựa chọn nhất là trong thời gian 3 tháng đầu hay ốm nghén. Loại sữa này có mùi thơm nhẹ, thanh nhã không gây kích ứng khứu giác, dễ uống.

Sữa Imperial Mom XO
Sữa Imperial Mom XO

Ngoài ra, hàm lượng đường trong sữa Imperial Mom XO không cao, lại là đường tự nhiên nên rất dễ uống, không quá ngọt nên mẹ bầu cũng không lo sẽ bị tiểu đường thai kì hoặc tăng cân nhiều. Đặc biệt, loại sữa này có xuất xứ từ Hàn Quốc, với quy trình công nghệ hiện đại nên mẹ bầu hoàn toàn yên tâm về chất lượng.

Trên đây là tổng hợp một số loại sữa bầu dễ uống, không gây táo bón, vào con mà không vào mẹ được nhiều mẹ lựa chọn. Các bà mẹ đang mang thai, đang cho con bú hoặc sắp mang thai hãy tham khảo để lựa chọn loại sữa phù hợp với mình nhé.