Mục Lục

Cách bảo quản sữa mẹ đúng cách tốt nhất sau khi vắt ra các mẹ cần biết.

Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của bé. Vì lý do đó, mà không ít mẹ Việt Nam vắt sữa, trữ sữa cho bé và bảo quản sữa trong tủ lạnh. Điều này đảm bảo cho bé luôn có sẵn một lượng sữa mẹ thơm ngon, an toàn và giàu dinh dưỡng mỗi khi mẹ đi công tác hay có việc bận phải đi ra ngoài.

Với cuộc sống bận rộn vừa phải chăm con vừa phải đi làm nên có nhiều mẹ không thể cho bé bú trực tiếp được mà thay thế bằng việc vắt sữa cho và bình hoặc túi bảo quản trong tủ lạnh để khi nào bé đói thì cho uống. Tuy nhiên nhiều mẹ vẫn chưa chú trọng lắm vào khâu bảo quản sữa, dễ làm sữa bị hỏng sẽ không tốt cho bé khi uống. Một số mẹ khi con chê sữa, đổ thừa do con kén ăn, mà không biết rằng do cách trữ sữa của mẹ, làm giảm chất lượng, khiến bé không có hứng thú ăn đấy.

Sữa mẹ sau khi vắt có thể cho vào túi hoặc bình bảo quản
Sữa mẹ sau khi vắt có thể cho vào túi hoặc bình bảo quản

Việc bảo quản không chỉ đơn thuần là việc cho vào các bình sạch hoặc túi bảo quản là được mà còn cần phải đảm bảo nhiều công đoạn để chất dinh dưỡng trong sữa không bị biến mất. Qua bài viết này các bạn hãy cùng Mâm cơm Việt tìm hiểu có những cách nào bảo quản sữa mẹ tốt nhất nhé. Đầu tiên các bạn sẽ cần phải chuẩn bị một số dụng cụ trước khâu bảo quản sữa nhé!

Dụng cụ cần chuẩn bị

Các bạn cần chuẩn bị bình hút sữa và bình chứa hoặc túi để có thể chứa sữa sau khi hút. Các bạn nên chú ý chọn loại nào tốt một chút và uy tín để có thể bảo đảm sức khỏe, các bạn cũng đặc biệt chú ý đảm bảo các dụng cụ vô trùng nhé. Bởi vì các dụng cụ vô trùng sẽ giúp việc bảo quản và lưu giữ được chất dinh dưỡng trong sữa mẹ một cách trọn vẹn và tránh bị vi khuẩn xâm nhập.

Dụng cụ vắt sữa – Cach bao quan sua me
Dụng cụ vắt sữa – Cach bao quan sua me

Mách nhỏ các bạn có thể chọn các bình có chất liệu bằng thủy tinh để có thể bảo quản chất dinh dưỡng tốt nhất. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng bình được làm bằng nhựa cứng cao cấp, hay túi nhựa có rãnh kéo cũng được nè. Sản phẩm này các bạn có thể mua ở của hàng mẹ và bé, sau này bé lớn có thể dùng các vật chứa này để chứa thức ăn dặm cho bé cũng khá ổn và tiết kiệm về kinh tế đấy!

Đọc thêm:  Giải đáp thắc mắc: khuôn mặt tròn hợp với kiểu tóc nào?
Dụng cụ vắt và chứa sữa cần được đảm bảo vô trùng
Dụng cụ vắt và chứa sữa cần được đảm bảo vô trùng

Trước khi vắt sữa các mẹ cần chú ý một vài điểm sau đây

– Sữa trước khi vắt và bảo quản có đủ chất lượng hay không vì nếu hôm đó mẹ ăn hoặc tiếp xúc các chất lạ có thể gây ảnh hưởng đến nguồn sữa. Như vậy khi bảo quản sữa sẽ không còn ở tình trạng tốt nhất nữa, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé yêu.

– Trong quá trình vắt sữa các mẹ nên chọn tư thế thoải mái nhất để dòng sữa được ra đều và rút ngắn thời gian sữa vắt sữa cũng như thời gian sữa tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Vì càng ở bên ngoài lâu sẽ dễ bị vi khuẩn xâm nhập càng nhiều. Lời khuyên bạn nên chon lúc bầu sữa căng nhất để vắt sữa nhé.

Hướng dẫn bạn 3 cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất.

Thường khi bảo quản sữa mẹ các mẹ thường cho vào ngăn mát tủ lạnh, tuy nhiên một vài trường hợp bất khả kháng thì các mẹ vẫn có thể bảo quản ở nhiệt độ thường hoặc trữ đông cũng được nhé. Hãy cùng Mâm cơm Việt khám phá từng cách bảo quản sữa mẹ tốt nhất xem sao nhé!

1. Bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ thường

Bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ thường
Bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ thường

Các bạn có thể bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ thường là 6 tiếng tuy nhiên các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên để ngoài môi trường thời gian dài như vậy vì vi khuẩn rất dễ xâm nhập làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của sữa đi rất nhiều. Tốt nhất các bạn nên cho bé dùng trong vòng 1-2 tiếng sau khi vắt là tốt nhất.

2. Bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh được bao lâu

Bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh được bao lâu
Bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh được bao lâu

Khi sữa mẹ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh có thể kéo dài được thời gian sử dụng lên tới 6 – 8 tiếng. Sữa cũng được bảo quản tốt hơn so với việc bảo quản ở nhiệt độ thường.

Tuy nhiên các bạn không nên cho bé sử dụng sữa đã bảo quản khoảng 10 tiếng nhé. Thêm một chú ý nữa là các bạn nên tránh để sữa mẹ ở gần cửa tủ lạnh vì khi mở ra mở vào nhiệt độ thay đổi thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến việc bảo quản.

Đọc thêm:  Bà Bầu Ăn Đêm Có Tốt Không - Bà Bầu Đói Đêm Nên Ăn Gì

3. Bảo quản trong tủ đông.

Bảo quản trong tủ đông.
Bảo quản trong tủ đông.

Nếu bạn bảo quản đông sữa mẹ thì có thể kéo dài thời gian sử dụng tối đa lên tới 6 tháng. Tuy nhiên bạn cần chú ý bảo quản sữa tránh xa các thực phẩm khác, dù là thực phẩm đã chín cũng không được, vì khi bạn bảo quản chung sẽ rất dễ khiến vi khuẩn xâm nhập vào sữa, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Một số lưu ý khi dùng sữa mẹ trữ đông

  • Sữa mà bé đã sử dụng không nên cất đi và bảo quản trong tủ lạnh. Cũng giống như sữa công thức, sữa thừa sau mỗi cữ đều đã dính nước bọt của trẻ có thể nhiễm vi khuẩn gây hư sữa.
  • Việc vắt sữa tích để tiết kiệm túi, mẹ có thể vắt sữa và để trong ngăn mát của tủ lạnh, đợi đến cữ vắt sữa tiếp theo, mẹ có thể để thêm vào và trữ trong ngăn tủ đông.
  • Không đổ lẫn sữa mà mẹ mới vắt với những sữa mà mẹ đã trữ đông cho bé.
  • Mẹ có thể dùng bình trữ sữa và túi trữ sữa chuyên dụng được bán ở cửa hàng, shop cho mẹ và bé, rồi dùng băng keo giấy và bút lông để ghi rõ ngày vắt sữa. Điều này giúp mẹ có thể theo dõi được thời gian bảo quản của sữa.
  • Tuyệt đối không sử dụng túi nilon hay chai nhựa chưa qua khử trùng.

Sữa mẹ vắt ra để được bao lâu trong tủ lạnh và nhiệt độ thường?

Sữa mẹ được vắt và trữ sữa đúng cách sẽ đảm bảo được việc giữ nguyên dưỡng chất, các kháng thể cũng như đảm bảo an toàn cho bé. Việc sữa mẹ bảo quản trong tủ lạnh được bao lâu phụ thuộc nhiều vào tủ lạnh.

Sữa mẹ được vắt ra chưa sử dụng và bảo quản ở nhiệt độ càng cao thì càng nhanh hỏng, nhiệt độ càng thấp thì sữa mẹ càng để được lâu hơn.

  • Đối với nhiệt độ phòng ( trên 29 độ C) thì sữa mẹ có thể để tối đa 1 giờ
  • Nhiệt độ phòng có máy lạnh dưới 26 độ C có thể bảo quản tối đa là 6 giờ.
  • Dùng túi đá khô để vận chuyển sữa có thể bảo quản tối đa là 24 giờ.
  • Trữ sửa trong ngăn mát tủ lạnh có thể bảo quản sữa tối đa là 48 giờ.
  • Bảo quản sữa mẹ đông trong ngăn đá của tủ lạnh loại nhỏ có 1 cửa có thể bảo quản tối đa là 2 tuần.
  • Bảo quản sữa mẹ đông trong ngăn đá tủ lạnh loại có 2 cửa, có cửa riêng của ngăn đá thì có thể bảo quản tối đa được 3 tháng
  • Còn nếu mẹ dùng tủ đông chuyên dụng ( loại tủ lạnh dùng riêng để trữ thức ăn đông) thì có thể bảo quản sữa tối đa được 6 tháng.
Đọc thêm:  Cách giảm cân với cà chua, chanh, bưởi nhanh trong 1 tuần
Việc bảo quản sữa mẹ được bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào loại tủ lạnh nhà bạn.
Việc bảo quản sữa mẹ được bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào loại tủ lạnh nhà bạn.

Cách sử dụng sữa mẹ trữ đông

  • Đối với những túi sữa được để trong ngăn mát, mẹ chỉ cần lấy ra và để bớt lạnh, nếu muốn làm bớt lạnh nhanh, mẹ có thể ngâm cả bình sữa vào chậu nước ấm.
  • Còn đối với sữa được trữ ở ngăn lạnh, mẹ lên lấy ra và để ở ngăn mát của tủ lạnh để sữa tan dần. Khi sữa tan hết thì cho sữa ra ngoài rồi hâm sữa tới 40 độ và cho bé ăn.
  • Nếu như không có máy hâm sữa, mẹ có thể cho bé ăn sữa nguội hoặc ngâm sữa trong nước ấm để sữa ấm hơn. Tuyệt đối không hâm sữa bằng lò vi sóng.
  • Việc thay đổi đột ngột nhiệt độ sữa mẹ trữ có thể khiến sữa mẹ mất chất dinh dưỡng và các kháng thể. Do đó, không làm tan sữa nhanh bằng bất cứ hình thức nào.
  • Sữa trữ đã cho ra ngoài môi trường bình thường thì mẹ cũng không nên để quá 24 giờ.
Cách sử dụng sữa mẹ trữ đông
Cách sử dụng sữa mẹ trữ đông

Hy vọng qua bài viết trên bạn đã bổ sung thêm kiến thức cần thiết cho bạn và bảo vệ sức khỏe bé yêu tốt nhất. Với những cách bảo quản sữa mẹ trên bạn có thể tùy theo điều kiện của mình mà có thể dễ dàng dự trữ nguồn sữa dinh dưỡng cho bé uống.

Chúc các bạn nhiều sức khỏe và nguồn sữa dồi dào để có thể chăm sóc bé yêu tốt nhất nhé.