Mang thai lần đầu mẹ bầu nhất định phải biết những điều này!
Mang thai lần đầu mẹ bầu nhất định phải biết những điều này!

Mang thai chắc hẳn là một trong những cột mốc quan trọng và ý nghĩa nhất mà mỗi người phụ nữ trải qua. Hơn 40 tuần thai kỳ, mẹ bầu sẽ trải qua tất cả những cung bậc cảm xúc tuyệt vời nhất và cũng khó quên nhất!

Mục Lục

1. Dấu hiệu mang thai

Khi một mầm sống mới xuất hiện trong cơ thể cũng là lúc người phụ nữ dần cảm nhận được những dấu hiệu bất thường. Một số thay đổi dễ nhận thấy nhất là cảm giác buồn nôn thường trực, đau âm ỉ ở phần lưng và ngực. Mẹ luôn có cảm giác thèm ăn một số món ăn nhất định, và trễ kinh.

Mang thai lần đầu mẹ bầu nhất định phải biết những điều này!
Mang thai lần đầu mẹ bầu nhất định phải biết những điều này!

Nhưng đôi khi vì quá mong đợi được gặp bé yêu mà mẹ thường lầm tưởng “triệu chứng mang thai giả”. Để chắc chắn về kết quả, mẹ có thể sử dụng que thử thai hoặc đến cơ sở y tế kiểm tra khi xuất hiện các triệu chứng lạ.

2. Những cuộc hẹn khám thai định kỳ

Để đảm bảo sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi, mỗi tháng mẹ cần được bác sĩ kiểm tra một lần. Tại mỗi buổi khám thai, mẹ sẽ nhìn thấy bé, biết được bé yêu đang ở giai đoạn nào, thay đổi ra sao.

Những cuộc hẹn khám thai định kỳ
Những cuộc hẹn khám thai định kỳ

Một số xét nghiệm mang tính chất bắt buộc như:

  • Xét nghiệm sàng lọc trước sinh giúp dự đoán thai nhi khi sinh ra có mắc khuyết tật hay không
  • Đo độ mờ da gáy thai nhi từ tuần thứ 11 – 14 để phát hiện những bất thường của nhiễm sắc thể
  • Buổi khám thai tuần thứ 21- 24 giúp phát hiện những dị tật như sứt môi, hở hàm ếch
Đọc thêm:  4 cách tết tóc đơn giản tự làm mà đẹp - Cách tự thắt bím tóc đơn giản

3. Ghi nhớ lịch tiêm phòng vắc xin

Trong suốt quá trình mang thai, mẹ cần hạn chế sử dụng các loại thuốc để tránh gây tổn hại đến sức khỏe thai nhi. Vậy nên , ở mỗi giai đoạn thai kỳ khác nhau mẹ sẽ được hướng dẫn lịch tiêm phòng đều đặn.

Ghi nhớ lịch tiêm phòng vắc xin
Ghi nhớ lịch tiêm phòng vắc xin

Việc tiêm phòng này có vai trò như một lá chắn bảo vệ mẹ bầu và thai nhi trước các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu có kế hoạch mang thai, mẹ nên tiêm phòng các loại vắc xin: sởi – quai bị – rubella, thủy đậu, cúm và viêm gan B. Nếu không may mẹ bị mắc phải một trong những bệnh này, nguy cơ thai nhi dị dạng, thai chết lưu, sinh non là rất cao.

4. Tìm hiểu về những giai đoạn thai kỳ

40 tuần thai kỳ được chia làm ba giai đoạn: tam cá nguyệt đầu, tam cá nguyệt giữa và tam cá nguyệt cuối. Mỗi kỳ tam nguyệt tương đương với thời gian ba tháng. Ở mỗi tam cá nguyệt, cơ thể mẹ sẽ có những thay đổi khác nhau.

Tam cá nguyệt đầu: Cơ thể mệt mỏi nhiều, mẹ luôn trong trạng thái buồn ngủ. Ngủ dậy lại thấy đói và thèm ăn. Số lần đi tiểu cũng tăng lên kèm theo cảm giác buồn nôn, chóng mặt là biểu hiện thường thấy trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Tam cá nguyệt giữa: Bước vào giai đoạn này, bé con đã bắt đầu cứng cáp và “quậy phá” nhiều hơn. Những cảm giác khó chịu của thời đầu mang thai cũng dần biến mất, thay vào đó là tình trạng đau lưng dưới kéo dài, táo bón thường xuyên, viêm nhiễm âm đạo.

Đọc thêm:  Thực đơn giảm cân bằng quả óc chó nhanh chóng trong 1 tuần

Tam cá nguyệt cuối: Thai nhi càng lớn, cơ thể mẹ lại càng trở nên nặng nề. Những hoạt động thường ngày cũng khó khăn với mẹ hơn. Mẹ thường xuyên gặp phải những cơn co thắt, chuột rút, ợ hơi và đi tiểu nhiều hơn khi thai nhi thay đổi vị trí.

Đây cũng là giai đoạn mẹ nên tìm hiểu những thông tin về quá trình sinh nở, chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho sự chào đời của bé yêu.

5. Ăn gì và không nên ăn gì?

Mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc những mẹ có kinh nghiệm mang thai trước để biết những thực phẩm nào cần cho mẹ và tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Ngoài việc bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết trong suốt quá trình mang thai, chế độ dinh dưỡng cân bằng là ưu tiên hàng đầu dành cho mẹ.

Ăn gì và không nên ăn gì?
Ăn gì và không nên ăn gì?

6. Vận động nhẹ nhàng

Đây có lẽ là điều mà nhiều mẹ bầu bỏ quên. Sở dĩ, trong quá trình thai kỳ mẹ sẽ trải qua nhiều khoảng thời gian mệt mỏi, nên thay vì ra ngoài vận động mẹ thích được nằm nghỉ ngơi hơn.

Tuy nhiên, quá trình sinh em bé đòi hỏi rất nhiều sức lực, một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai sẽ giúp mẹ vượt cạn một cách tốt nhất! Không những thế, việc luyện tập thể dục còn mang lại cảm giác dễ chịu trong suốt quá trình thai kỳ, mẹ sẽ cảm thấy yêu đời hơn và bé yêu cũng được hưởng lợi từ thói quen này.

Đọc thêm:  Volumetrics diet là gì – Phương pháp ăn kiêng giảm cân thể tích

Mẹ nên bắt đầu từ những động tác nhẹ và đơn giản như đi bộ quanh nhà. Lúc bắt đầu, mẹ đi tầm 10 phút, sau đó tăng dần thời gian luyện tập. Mẹ cố gắng cảm nhận nhịp tim, giữ cho hơi thở đều để đỡ mất sức trong quá trình luyện tập.

Với công nghệ hiện đại ngày nay, mẹ có thể tìm thấy nhiều thông tin bổ ích nhằm giúp mẹ an tâm hơn trong suốt quá trình mang thai. Tuy nhiên Mâm Cơm Việt luôn tin rằng với bản năng của một người mẹ, mẹ sẽ luôn biết điều gì là tốt nhất cho cơ thể và bé yêu!

Theo nguồn: Hello Bacsi