Một số lưu ý cho mẹ bầu khi dùng thuốc trị cảm cúm
Một số lưu ý cho mẹ bầu khi dùng thuốc trị cảm cúm

Khi mang thai, mẹ bầu cần hết sức lưu ý khi sử dụng thuốc men và cách phòng ngừa cảm cúm. Bởi nếu không nắm rõ mà tự ý uống thuốc sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi và xảy ra biến chứng cúm.

Khi bạn mang thai, mọi thứ xảy ra với bạn đều ảnh hưởng đến không chỉ đối với cơ thể bạn, mà còn đến đứa con chưa sinh. Nhận thức này khiến việc đối phó với những căn bệnh trở nên phức tạp và khó khăn hơn nhiều. Thêm vào đó, hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai thấp hơn so với bình thường.

Một số lưu ý cho mẹ bầu khi dùng thuốc trị cảm cúm
Một số lưu ý cho mẹ bầu khi dùng thuốc trị cảm cúm

Bình thường, khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, chúng ta có thể dùng thuốc thông mũi không kê đơn (OTC). Nhưng khi mang thai, mặc dù thuốc có thể làm giảm các triệu chứng cảm cúm, nỗi lo lắng rằng việc này sẽ gây ảnh hưởng đến em bé khiến bạn không muốn mạo hiểm. Có nhiều mẹo dân gian hữu ích để trị cảm cúm cho bà bầu có thể được áp dụng. Tuy nhiên, việc hiểu rõ về ảnh hưởng và những loại thuốc có khả năng gây hại đến em bé cũng là một việc mẹ bầu nên quan tâm.

Mục Lục

Cảm lạnh hay cảm cúm?

Đầu tiên, chúng ta cần phân biệt rõ ràng giữa cảm lạnh và cảm cúm. Cảm lạnh và cúm đều có triệu chứng như ho và sổ mũi. Tuy nhiên, có một vài khác biệt giữa chúng. Thông thường, cảm lạnh không gây ra nhiều ảnh hưởng đến trẻ chưa sinh, nhưng bệnh cúm thì nên được xem xét cẩn trọng hơn. Bà bầu khi mang thai cũng có nhiều nguy cơ bị biến chứng do cúm hơn so với những người phụ nữ cùng tuổi. Những biến chứng này có thể bao gồm viêm phổi, viêm phế quản hoặc nhiễm trùng xoang.

Đọc thêm:  Bà bầu 3 tháng đầu nên ăn hoa quả gì, kiêng thực phẩm gì?
Một số lưu ý cho mẹ bầu khi dùng thuốc trị cảm cúm
Một số lưu ý cho mẹ bầu khi dùng thuốc trị cảm cúm

Nếu mẹ bầu bị cúm trong khi đang mang thai sẽ có khả năng dẫn đến sinh sớm hoặc bé khi sinh ra có trọng lượng thấp và thậm chí có thể dẫn đến thai chết lưu hoặc tử vong trong tuần đầu tiên. Mẹ bầu nên lưu ý liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc có dấu hiệu trở nên trầm trọng hơn như: khó thở, đau họng, ho khạc đờm xanh, sốt cao dai dẳng và tức ngực.

Thuốc trị cảm khi mang thai

Thực tế là, có nhiều loại thuốc được đặc chế để sử dụng trong thời kỳ mang thai. Vậy nên sử dụng thuốc để điều trị cảm lạnh hoặc cảm cúm khi mang thai không hoàn toàn là một điều cấm kỵ.

Theo Hệ thống sức khỏe Đại học Michigan và nhiều bác sĩ phụ khoa, sản khoa, tốt nhất là nên tránh sử dụng tất cả các loại thuốc men trong 12 tuần đầu của thai kỳ. Đây là giai đoạn quan trọng để em bé phát triển các cơ quan quan trọng. Bác sĩ cũng khuyên bạn nên thận trọng sau 28 tuần. Bạn nên lắng nghe ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào nếu bạn đang mang thai hoặc có ý định mang thai.

Một số lưu ý cho mẹ bầu khi dùng thuốc trị cảm cúm
Một số lưu ý cho mẹ bầu khi dùng thuốc trị cảm cúm

Một số loại thuốc được coi là an toàn sau 12 tuần mang thai gồm có:

  • Tinh dầu bạc hà xoa trên ngực, thái dương, dưới mũi
  • Miếng dán thông mũi để mở đường hô hấp tắc nghẽn
  • Viên ngậm trị ho, tiêu đờm
  • Siro ho
  • Thuốc trị ho ức chế vào đêm
  • Calcium-carbonate (Mylanta, Tums) hoặc các loại thuốc tương tự trị chứng ợ nóng, buồn nôn hoặc đau bụng
  • Dextromethorphan (Robitussin) và siro trị ho dextromethorphan-guaifenesin (Robitussin DM)
Đọc thêm:  Đông trùng hạ thảo có tác dụng gì, uống chữa trị bệnh gì?

Bạn nên tránh những loại thuốc kết hợp nhiều thành phần để trị nhiều triệu chứng. Thay vào đó, hãy chọn các loại thuốc tập trung vào trị dứt điểm một triệu chứng. Bạn cũng nên tránh các loại thuốc dưới đây khi mang thai (trừ khi được bác sĩ khuyên dùng). Chúng tiềm ẩn những nguy cơ cho mẹ bầu:

  • Aspirin (Bayer)
  • Ibuprofen (Advil, Motrin)
  • Naproxen (Aleve, Naprosyn)
  • Codeine
  • Bactrim (một loại kháng sinh)

Tốt hơn hết, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi đang mang thai, mẹ bầu nên liên hệ bác sĩ để nhận tư vấn. Cẩn thận là không hề dư thừa vì chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Làm thế nào để tăng cường hệ thống miễn dịch của mẹ bầu?

Có nhiều cách tự nhiên để tăng cường hệ thống miễn dịch của mẹ bầu để phòng ngừa cúm trong thai kỳ:

Vệ sinh: Rửa tay trước mỗi bữa ăn và tránh chạm vào mặt thường xuyên.

Ngủ đủ: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, người không ngủ đủ giấc sẽ dễ bị bệnh hơn. Mẹ nên ghi nhớ những lưu ý giúp giảm chứng mất ngủ khi mang thai để có những giấc ngủ ngon và những giờ nghỉ ngơi thật sự thoải mái.

Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh: Tập trung vào việc ăn nhiều rau, trái cây, protein và chất béo lành mạnh. Tránh sử dụng nhiều đường trắng và hạn chế ngũ cốc. Cơ thể của bạn cần rất nhiều chất dinh dưỡng để nuôi một em bé khỏe mạnh.

Đọc thêm:  Cách giảm mỡ bụng nhanh nhất trong 7 ngày, làm thế nào giảm eo nhanh

Giảm căng thẳng: Việc giữ tinh thần thư thái, tránh căng thẳng có thể giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bạn.

Tập thể dục phù hợp: Các nghiên cứu cho thấy, việc có một chế độ tập luyện phù hợp khi mang thai giúp tăng cường sức mạnh não bộ của bé.

Trên đây là những lưu ý mẹ bầu nên ghi nhớ khi có ý định sử dụng thuốc trị cảm cúm trong thai kỳ. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc men trong thời gian mang thai cần được cẩn thận cân nhắc và xem xét dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh.

Nguồn Hellobacsi