Mục Lục

Củ kiệu là gì, những công dụng tuyệt vời của củ kiệu

Củ kiệu là củ của cây kiệu, là cây thảo nhỏ thuộc họ hành, có thân hành màu trắng, hình trái xoan thuôn. Lá mọc ở gốc, hình dải hẹp, nửa hình trụ, dài 15 – 60cm, rộng 1,5 – 4mm. Cụm hoa hình tán kép trên một cuống hoa dài 15 – 60cm, mang 6 – 30 tán hoa màu hồng hay màu tím), củ có màu trắng, hình tròn hoặc tròn dài giống củ hành nhưng thường nhỏ hơn, củ có nhiều vảy mỏng bọc bên ngoài.

Ngoài tên gọi là củ kiệu còn có tên gọi khác tiểu toán (tỏi nhỏ), tiểu căn toán, dã toán, đại đầu thái tử, hỏa thông… Cây kiệu được trồng khắp nơi, nhân dân thường trồng để lấy củ muối dưa, dùng lá làm gia vị như một loại rau thơm. Ngoài được dùng để làm thức ăn củ kiệu còn dùng làm thuốc phòng chữa nhiều bệnh, nhất là những người dân ở nơi rừng núi, rét mướt, ẩm thấp.

Ngoài tên gọi là củ kiệu còn có tên gọi khác tiểu toán
Ngoài tên gọi là củ kiệu còn có tên gọi khác tiểu toán

Theo Y học cổ truyền, củ kiệu có vị cay, đắng, tính ấm vào ba kinh phế, vị và đại tràng. Có tác dụng thông hoạt lợi, thông dương, tán kết, hành khí, giảm đau, làm ấm bụng dùng chữa viêm mũi mạn tính, nôn khan, sưng đau cơ khớp, chữa bỏng, chữa đau bụng, tức ngực khó thở…

Thuộc họ hành, tỏi, hẹ…kiệu được sử dụng vô cùng phổ biến trog đời sống hằng ngày của chúng ta. Đặc biệt là mỗi dịp tết đến xuân về là chúng ta lại bắt gặp, những lọ kiệu được muối giòn tan ăn cùng bánh chưng. Vậy củ kiệu có những lợi ích gì cho cơ thể chúng ta, hãy cùng chúng tôi khám phá thông qua nội dung của bài viết: Củ kiệu có tác dụng gì, ăn củ kiệu có tốt không ?

Kiệu là loại cây thảo, thân hành màu trắng, có nhiều vảy mỏng bọc bên ngoài. Theo Đông y, củ kiệu có vị cay, đắng, tính ấm, vào 3 kinh phế, vị và đại tràng. Có tác dụng lý khí, chống tức ngực, thông dương khí, tán uất kết, kiện vị, tiêu thực. Chủ trị tức ngực, khó chịu ở vùng dạ dày, nôn mửa, kiết lỵ, ung nhọt lở loét… Ngoài việc muối kiệu để ăn, củ kiệu còn chữa được nhiều bệnh.

Theo Đông y, củ kiệu có vị cay, đắng, tính ấm, vào 3 kinh phế, vị và đại tràng.
Theo Đông y, củ kiệu có vị cay, đắng, tính ấm, vào 3 kinh phế, vị và đại tràng.

Kiệu muối chua là một trong các loại dưa muối ăn thường ngày của các nước phương Đông như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản. Ngoài món muối chua còn có thể chế kiệu thành nhiều món ăn khác phối hợp với các loại thực vật hoặc động vật để nấu. Những món ăn có kiệu đều có thể góp phần giúp cơ thể phòng chữa nhiều bệnh, nhất là những người dân ở nơi rừng núi, rét mướt, ẩm thấp, gió mưa.

Kiệu muối chua là một trong các loại dưa muối ăn thường ngày
Kiệu muối chua là một trong các loại dưa muối ăn thường ngày

Trong kinh nghiệm dân gian của nước ngoài, người ta dùng món kiệu chua để hỗ trợ cai nghiện thuốc phiện. Người nghiện khi cai thì ăn kiệu chua vào sáng sớm ngủ dậy chưa ăn gì và trước khi đi ngủ. Để tốt hơn người ta phối hợp với ăn trái hồng khô loại tròn (không phải loại ép dẹp) nấu nước uống hằng ngày và luôn có hồng khô trong túi để mỗi khi nhớ thuốc thì lấy hồng khô ra nhai nhuyễn nuốt nước. Phương pháp này hoàn toàn không độc hại, lại là những món ăn quen thuộc sẵn có, rẻ tiền.

Củ kiệu có tác dụng gì, ăn củ kiệu có tốt không ?

Củ kiệu có tác dụng gì với sức khỏe

Đầu tiên, bạn cần phải nhận diện được loại củ này nhé. Củ kiệụ là loại cây thân thảo thuộc họ nhà tỏi, hanh, có thân màu trắng, hình dáng củ hình trái xoan thuôn, phần lá kiệu mọc ở gốc, hình dải hẹp, nửa hình trụ, dài 15 – 60cm, rộng 1,5 – 4mm. Cụm hoa hình tán kép trên một cuống hoa dài 15 – 60cm, mang 6 – 30 tán hoa màu hồng hay màu tím), củ có màu trắng, hình tròn hoặc tròn dài giống củ hành nhưng thường nhỏ hơn, củ có nhiều vảy mỏng bọc bên ngoài.

Củ kiệụ là loại cây thân thảo thuộc họ nhà tỏi, hanh, có thân màu trắng
Củ kiệụ là loại cây thân thảo thuộc họ nhà tỏi, hanh, có thân màu trắng

Bên cạnh tên gọi là kiệu, thì loại củ này còn được gọi với cái tên khác như: tiểu toán (tỏi nhỏ), tiểu căn toán, dã toán, đại đầu thái tử, hỏa thông… Cây kiệu được trồng khắp nơi, nhân dân thường trồng để lấy củ muối dưa, dùng lá làm gia vị như một loại rau thơm.
Bên cạnh việc sử dụng để chế biến hành những món ăn trong thực đơn hằng ngày, thì củ kiệu còn được coi là vị dược liệu, trong việc ứng dụng hỗ trợ điều trị cùng như làm thuốc phòng chữa bệnh ở những khu vực rừng núi, rét mướt, ẩm thấp.

Đọc thêm:  5 thực phẩm bổ sung Canxi cho trẻ, cho người lớn tuổi, bà bầu

Theo Y học cổ truyền, củ kiệu có vị cay, đắng, tính ấm vào ba kinh phế, vị và đại tràng. Có tác dụng thông hoạt lợi, thông dương, tán kết, hành khí, giảm đau, làm ấm bụng dùng chữa viêm mũi mạn tính, nôn khan, sưng đau cơ khớp, chữa bỏng, chữa đau bụng, tức ngực khó thở…

Đơn thuốc chữa bệnh sử dụng củ kiệu

– Chữa viêm mũi mạn tính: Củ kiệu 9g, tân di hoa 6g, mộc qua 9g, ba vị rửa sạch đem nấu nước uống trong ngày. Mỗi liệu trình uống trong 7 ngày. Nếu vào mùa đông, thì bạn sử dụng chúng liên tục trong vòng 10 ngày, sau đó nghỉ một tuần và tiếp tục dùng lại.

– Chữa tức ngực khó thở: 15g củ kiệu giã nát, thêm gia vị và nước trộn với 1 bát cháo gạo kê, thêm ít dầu vừng, dùng để ăn, ăn vào buổi sáng và tối. Sử dụng liên tục trong vòng 7 ngày để nhanh chóng đạt được hiệu quả.

– Sản phụ bị kiết lỵ: Để điều trị trường hợp này, bạn tiến hành lấy củ kiệu tươi đem xào với bầu dục lợn, ăn trong 5 ngày.

– Trị chứng hay bị nôn khan: Củ kiệu 1 nắm, nước 500ml đem sắc còn 250ml, uống ngày 3 lần sáng, trưa, tối, uống lúc thuốc còn ấm, nếu nguội cần hâm lại để uống, uống trước bữa ăn, uống liên tục trong vòng 3 ngày.

– Chữa sưng đau cơ khớp: Củ kiệu 20g giã nát hòa với giấm, đảo đều hâm nóng, sau đó lấy đáp lên chỗ sưng đau và đắp liên tục trong vòng 3 ngày.

– Bổ khí, điều hòa nội tạng tăng cường sức đề kháng khi thời tiết giá lạnh: Hằng ngày ăn 15-20g kiệu muối với cơm.

– Điều trị trường hợp bỏng nhẹ, chưa trợt da: Bạn lấy củ kiện, lột vỏ ngoải, rửa sạch và giã ná, trộn đều với mật ong, sau đó đắp lên vết thương. Tiến hành đắp 3lần/ngày, nên thoa sạch phần da bỏng trước khi đắp.

– Phụ nữ có thai bị lạnh đau bụng: Củ kiệu 32g, đương quy 8g, đem sắc với 300ml còn 100ml, uống thuốc còn ấm, ngày uống hai lần vào buổi sáng và tối, uống trong 2 ngày.

Điều trị trường hợp bỏng nhẹ, chưa trợt da
Điều trị trường hợp bỏng nhẹ, chưa trợt da

– Thông dương, tán huyết, tức thở, khí trễ đờm tắc có khi đau ra sau lưng: Đối với trường hợp này thì bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu như sau: kiệu 10g, qua ủy 15g, rượu 500ml, 2 thứ làm sạch, qua ủy hấp mềm thái lát, kiệu luộc chín. Cho 2 thứ vào túi lụa ngâm vào rượu, dể yên trong vòng 1 tuần là sử dụng được, tiến hành uống 2lần/ngày, khi sử dụng nên hòa cùng 20ml nước đun sôi để nguội.

– Sản phụ bị kiết lỵ: Củ kiệu xào với bồ dục lợn ăn vài ngày.

– Xích bạch lỵ: Củ kiệu một nắm nấu cháo ăn.

– Bổ khí, điều hòa nội tạng làm béo khỏe chịu rét: Hằng ngày ăn 15-20g kiệu muối với cơm.

– Sang lở, chứng gặp nước thì sưng đỏ ngứa tay chân: Kiệu giã nát, xào nóng đắp vào chỗ ngứa.

– Bỗng nhiên ngã hôn mê, hoặc ngủ trúng gió bất tỉnh: Kiệu giã vắt nước cốt, nhỏ vào mũi (cần kết hợp các biện pháp khác cho kịp thời).

Hỗ trợ điều trị những trường hợp bị ung thu

– Ung thư phổi, ung thư dạ dày: Kiệu 60g, bán hạ 10g, chỉ thực 10g, sinh khương 10g, qua lâu 10g. Sắc uống ngày một thang.

– Ung thư tuyến vú: sử dụng kiệu 15g, qua lâu 1g, hương nhu 10g, mộc dược 10g, cam thảo 10g, sắc hoặc tán bột uống với ít rượu ngày một thang.

– K phổi, K dạ dày: Kiệu 60g, bán hạ 10g, chỉ thực 10g, sinh khương 10g, qua lâu 10g. Sắc uống ngày một thang.

– K tuyến vú: Kiệu 15g, qua lâu 1g, hương nhu 10g, mộc dược 10g, cam thảo 10g, sắc hoặc tán bột uống với ít rượu ngày một thang.

– K phổi: Kiệu 60g, nước chanh 60ml. Sắc nước uống ngày một thang.

Ăn củ kiệu nhiều có tốt không ?

Ăn củ kiệu nhiều có tốt không ?
Ăn củ kiệu nhiều có tốt không ?

Tuy có giá rất tốt cho sức khỏe chúng ta, nhưng bạn cũng không nên ăn quá nhiều của kiệu và nên lưu ý những điều sau đây:

– Không dùng kiệu cho những trường hợp người bị khí hư, không nên lạm dụng quá nhiều bởi sẽ dẫn đến tính trạng gây hư tổn khí huyết, nóng gan, đau mắt.

– Kiêng kỵ: Người khí hư không dùng kiệu; người khỏe mạnh cũng không nên lạm dụng ăn nhiều một lúc gây hư tổn khí huyết, nóng gan, đau mắt.

Với những thông tin trên đây, thì sau khi tham khảo xong bạn đã có được đáp án cho vấn đề: Củ kiệu có tác dụng gì, ăn củ kiệu có tốt không ?

Đọc thêm:  Cách nấu cháo thịt bằm rau cải xanh cho bé tập ăn dặm

8 công dụng của củ kiệu trong ăn uống, ẩm thực

Cây kiệu được trồng khắp nơi, nhân dân thường trồng để lấy củ muối dưa, dùng lá làm gia vị như một loại rau thơm.

Củ kiệu được biết với nhiều tên gọi khác nhau theo mỗi vùng miền, nào là tên cò kiệu, giới kiệu, giới căn, giới bạch đầu, dã toán, tiểu độc toán… còn trong đông y gọi là giới bạch. Củ kiệu có tên khoa học là Alilium Chinense G.Don., thuộc họ Hành.Củ kiệu là củ của cây kiệu, là cây thảo nhỏ thuộc họ hành, có thân hành màu trắng, hình trái xoan thuôn.

Công dụng của củ kiệu trong ăn uống, ẩm thực
Công dụng của củ kiệu trong ăn uống, ẩm thực

1. Cải thiện bữa ăn và sức khỏe của bạn với củ kiệu chua ngọt

Các món rau củ muối chua từ lâu đã được người dân chào đón nó như một món ăn có giá trị dinh dưỡng và khả năng chữa bệnh cao. Hương vị đặc trưng và những tác động tốt của củ kiệu chua ngọt đến sức khỏe đảm bảo có thể luôn thích thú để thưởng thức những món ăn từ củ kiệu.

2. Kích thích tiêu hóa

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì củ kiệu chua ngọt có tác dụng kích thích tiêu hóa và bổ sung các vi khuẩn có lợi cho hệ thống tiêu hóa của con người như lactobacilli, acidophilus và plantarum. Các vi khuẩn này sẽ tạo ra các enzym chuyển hóa đường và tinh bột trong rau củ nguyên liệu thành acid lactic tạo vị chua cũng như tạo các enzym phân huỷ một phần các protein thực phẩm trong bữa ăn, giúp cho cơ thể hấp thụ dễ dàng hơn.

3. Cung cấp rất nhiều khoáng chất và vitamin thiết yếu

Các vitamin tan trong chất béo, chẳng hạn như A, D, E và K cũng được giữ lại trong quá trình ngâm. Mặt khác, các nhà nghiên cứu Hàn Quốc nhấn mạnh rằng các loại rau củ ngâm như kim chi là một nguồn cung cấp vitamin B12 dồi dào. Hầu hết dưa chua có tính axit. Trong quá trình tiêu hóa, axit này cho phép hấp thu tốt các chất canxi, sắt và khoáng chất quan trọng khác.

4. Chống oxy hóa

Củ kiệu chua ngọt chứa nguồn chất chống oxy hóa dồi dào. Chất chống oxy hóa là những vi chất dinh dưỡng giúp bảo vệ cơ thể chúng ta chống lại sự tấn công của các gốc tự do. Các gốc tự do là các hoá chất không ổn định được sản xuất trong quá trình trao đổi chất và gây tổn hại DNA.

5. Chữa táo bón

Nguyên liệu làm củ kiệu chua ngọt được chế biến tươi, không qua nhiệt, nên giữ được nhiều vitamin và khoáng chất đặc biệt là một lượng chất xơ lớn cho cơ thể giúp phòng chống bệnh táo bón rất hiệu quả.

6. Bảo vệ gan

Ngoài lợi ích như cải thiện tiêu hóa, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng khi dùng củ kiệu chua ngọt nói riêng và các món rau cải ngâm thì gan của chúng ta sẽ được bảo vệ khỏi các tác động xấu hoặc giảm tổn hại do bia rượu gây ra.
công dụng của củ kiệu chua ngọt.

7. Tăng cường lưu thông máu

Axit lactic được hình thành trong quá trình lên men, tủ sấy quần áo điều này đồng nghĩa với việc làm giảm mỡ trong máu, cải thiện lưu thông máu. Củ kiệu chua ngọt có được là kết quả của quá trình lên men, các vi khuẩn tốt có kiểm soát các vi khuẩn đường ruột gây hại.

8. Kích thích ngon miệng

Khi bạn mất hứng thú trước các món ăn thì lúc này một ít củ kiệu chua ngọt sẽ giúp bạn tăng vị giác, cải thiện sự thèm ăn và giúp bạn ăn ngon miệng hơn, hồi phục nhanh hơn.

Ăn củ kiệu có tác hại gì không ?

Các loại dưa như hành củ, kiệu muối,… có vị chua ngọt rất dễ ăn. Nó có tác dụng giảm ngấy, kích thích vị giác ngon miệng hơn khi ăn những món ăn béo ngậy như thịt mỡ, bánh chưng… Chất xơ trong dưa món, củ kiệu còn có khả năng chống béo phì, cải thiện sự bài tiết cholesterol.

Tuy nhiên, dưa hành, củ kiệu nếu không biết sử dụng đúng cách, đúng đối tượng sẽ trở thành tác nhân gây bệnh cho sức khỏe bạn.

Không nên ăn nhiều dưa hành, kiệu muối không tốt cho sức khỏe.
Không nên ăn nhiều dưa hành, kiệu muối không tốt cho sức khỏe.

Các chuyên gia về phòng chống bệnh ung thư khuyến cáo, mỗi người nên hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm ướp muối và hun khói như thịt, cá hun khói, hoặc các loại rau củ ủ chua, ngâm giấm như các loại dưa chua, hành muối.

Các loại thức ăn muối mặn như: Dưa chua, cà pháo, củ kiệu… làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày do có chất nitrosamin. Song, ở những người ăn thường xuyên các thực phẩm đó thì mới có nguy cơ ung thư cao còn nếu biết cách ăn uống, ăn vừa phải và ăn kèm với các thực phẩm chống ung thư như: Rau xanh, hoa quả tươi thì không có gì đáng ngại.

Đọc thêm:  Thuốc nhuộm màu xám khói - Nhuộm màu khói có cần tẩy tóc không?

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học – Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, cho biết: “Cần lưu ý khi hành muối, kiệu muối để quá lâu bị nổi váng hoặc mốc đen thì tuyệt đối không nên dùng. Những vi nấm trong các loại thực phẩm bị mốc đó có một số loại nấm gây hại như aspergilus flavor. Vi nấm này sản sinh ra một loại độc tố là aflatocin.

Theo các tài liệu nước ngoài thì về lâu dài aflatocin có thể gây bệnh ung thư gan, tổn thương hệ thần kinh trung ương, tim, phổi và sản sinh ra một số chất độc hại khác. Độc tố này cũng có trong các loại hạt mốc như lạc, đỗ, hướng dương và bánh mỳ mốc”.

Vì thế, đối với hành củ, kiệu bị mốc nổi váng trắng thì có thể hớt bỏ váng, dùng nước ấm rửa sạch để ăn. Còn khi đã bị mốc nổi váng đen thì tốt nhất không nên ăn. Đối với những trường hợp hay bị nóng trong người thì không nên ăn quá nhiều củ kiệu, bởi có thể gây hư tổn khí huyết và nóng gan.

Bị nóng trong người thì không nên ăn quá nhiều củ kiệu
Bị nóng trong người thì không nên ăn quá nhiều củ kiệu

Những trường hợp bị viêm loét dạ dày hoặc mắc các chứng bệnh về rối loạn tiêu hóa khi mang thai thì không nên thử món dưa hành (hoặc các loại dưa muối khác). Bản chất của dưa hành là chứa nhiều chất chua, khiến dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn và làm bệnh tiến triển nặng hơn.

Mặc dù, dưa hành, kiệu muối là loại thực phẩm ưa thích của nhiều gia đình trong dịp tết. Tuy nhiên, trong dưa hành, kiệu muối chứa muối nếu ăn nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe.

Bà bầu có được ăn củ kiệu, có nên ăn củ kiệu ?

Củ kiệu là món ăn có thể nói không thể thiếu trong này Tết cổ truyền của người Việt chúng ta, món kiệu chua ngọt không chỉ ngon miệng mà còn giúp cho những bữa cơm gia trình trở nên ấm cúng hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn củ kiệu được, đặc biệt bà bầu. Vậy Bà bầu ăn củ kiệu có sao không?

Bà bầu có được ăn củ kiệu, có nên ăn củ kiệu ?
Bà bầu có được ăn củ kiệu, có nên ăn củ kiệu ?

Chắc hẳn đây là vấn đề thắc mắc của không ít chị em, bởi thời gian mang thai chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng đến thai nhi, vì thế việc ăn gì, không nên ăn gì luôn là vấn đề cần được quan tâm. Đối với món củ kiệu muối chua ngọt ngày tết thì sao, bà bầu có nên ăn, ăn nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi không? Muốn biết câu trả lời, hãy đến ngay bài viết sau đây nào!

Củ kiệu còn có tên gọi khác tiểu toán (tỏi nhỏ), tiểu căn toán, dã toán, đại đầu thái tử, hỏa thông… Cây kiệu được trồng khắp nơi, nhân dân thường trồng để lấy củ muối dưa, dùng lá làm gia vị như một loại rau thơm.

Tết dường như là thiên đường đồ ăn cho mẹ bởi quá nhiều đồ ăn, thức uống khác nhau. Mẹ bầu ở Việt Nam có thể sẽ được rất nhiều người thân động viên “tranh thủ ăn cho con” hoặc nhồi nhét tranh thủ bổ sung dinh dưỡng. Tuy nhiên, việc ăn nhiều chỉ khiến mẹ đầy bụng mà thôi. Mẹ nên cân đối việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng bằng chất lượng thay cho số lượng.

Tác dụng của củ kiệu là gì - Bà bầu có được ăn củ kiệu không ?
Tác dụng của củ kiệu là gì – Bà bầu có được ăn củ kiệu không ?

– Thực phẩm lên men như dưa, cà, củ kiệu, nem chua,… đều là những thực phẩm lên men mẹ bầu cần chú ý.

– Dưa chua: Mẹ bầu nên hạn chế ăn dưa muối xổi (tức dưa muối vẫn còn xanh) trong dịp Tết vì dưa muối xổi có hàm lượng nitrit khá cao, khiến mẹ bị thiếu máu.

– Củ kiệu: Củ kiệu làm tăng chứng ợ nóng cho mẹ bầu. Hơn nữa, củ kiệu chứa nhiều muối, nó sẽ tăng nguy cơ gây chứng phù nề khi mang thai cho mẹ.

– Nem chua và các loại nem khác làm từ thịt sống không an toàn cho mẹ bầu, khiến mẹ bầu rất dễ nhiễm khuẩn Ecoli gây tiêu chảy.

Nem chua và các loại nem khác làm từ thịt sống
Nem chua và các loại nem khác làm từ thịt sống

Nếu mẹ nào bị viêm loét dạ dày hoặc mắc các chứng bệnh về rối loạn tiêu hóa khi mang thai thì không nên thử món dưa hành (hoặc các loại dưa muối khác). Bản chất của dưa hành là chứa nhiều chất chua, khiến dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn và làm bệnh tiến triển nặng hơn. Hi vọng với thông tin trên giải đáp được thắc mắc cho chị em để việc chăm sóc thai nhi đảm bảo an toàn, phát triển tốt.

Mâm Cơm Việt sưu tầm và tổng hợp.