Review thuốc đau dạ dày Esomeprazole - Tác dụng và cách sử dụng

Mục Lục

Thành phần, công dụng thuốc đau dạ dày Esomeprazole trong hỗ trợ điều trị bệnh

Nhiều bệnh nhân thắc mắc không hiểu sao thuốc đau dạ dày Esomeprazole lại được bác sĩ kê trong đơn thuốc điều trị bệnh đau dạ dày của mình trong khi người khác bị trào ngược dạ dày hay viêm loét dạ dày cũng được cho uống loại thuốc này. Vậy công dụng thuốc Esomeprazole trong chữa trị bệnh dạ dày là như thế nào? Thông tin dưới đây sẽ có lời giải đáp cho bạn.

Thành phần, công dụng thuốc đau dạ dày Esomeprazole trong hỗ trợ điều trị bệnh
Thành phần, công dụng thuốc đau dạ dày Esomeprazole trong hỗ trợ điều trị bệnh

Thuốc đau dạ dày Esomeprazole là thuốc gì?

  • Esomeprazole
  • Tên hoạt chất: Esomeprazole
  • Thương hiệu thuốc: Esomeprazole và Esomeprazole.

Thuốc đau dạ dày Esomeprazole là thuốc ức chế bơm proton có tác dụng làm giảm tiết axit dạ dày. Chính vì vậy loại thuốc này được chỉ định cho các trường hợp đang bị các tổn thương trong dạ dày – tá tràng hay cuống họng do hiện tượng tăng tiết axit gây ra. Chẳng hạn như bệnh viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản…

Đối với các bệnh lý về dạ dày thông qua cơ chế giảm tiết axit, Esomeprazole sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng ợ chua, ợ nóng, buồn nôn, khó nuốt, ho dai dẳng kéo dài. Đồng thời thuốc cũng tác động ngăn ngừa các vết loét và làm mau lành các tổn thương trong dạ dày.

Thuốc đau dạ dày Esomeprazole là thuốc gì?
Thuốc đau dạ dày Esomeprazole là thuốc gì?

Thuốc Esomeprazole được xếp vào nhóm ức chế bơm proton. Nó được bào chế dưới dạng viên nang cứng. Với hai hàm lượng chính là 20mg và 40mg. Công dụng chính giúp làm giảm đi lượng axit được sản sinh dư thừa trong dạ dày. Đồng thời hỗ trợ làm lành những tổn thương trên bề mặt niêm mạc. Sau khi sử dụng, thuốc nhanh chóng được cơ thể hấp thụ. Nhờ đó nó dễ dàng phát huy tác dụng chỉ sau 1 – 2 giờ dùng.

Tác dụng của thuốc Esomeprazole là gì?

Esomeprazole dùng để điều trị một số bệnh dạ dày và cuống họng (ví dụ như trào ngược axit, viêm loét). Thuốc hoạt động bằng cách làm giảm lượng axit dạ dày tạo ra. Thuốc làm giảm các triệu chứng như ợ nóng, khó nuốt, và ho kéo dài. Thuốc giúp chữa lành các tổn thương trong dạ dày và cuống họng do a-xít gây ra, giúp phòng ngừa viêm loét, và có thể giúp ngăn ngừa ung thư vòm họng. thuốc đau dạ dày Esomeprazole thuộc một nhóm các chất ức chế bơm proton (PPIs).

Dùng thuốc Esomeprazole như thế nào là đúng cách?

Bạn dùng thuốc Esomeprazole theo đường uống theo hướng dẫn của bác sĩ, thường mỗi ngày 1 lần, ít nhất 1 giờ trước bữa ăn. Liều lượng và thời gian điều trị dựa trên tình trạng bệnh và phản ứng của cơ thể với điều trị.

Nuốt trọn thuốc, không được nhai hay nghiền thuốc. Nếu gặp khó khăn trong việc nuốt thuốc, hãy mở viên nang và đổ thuốc vào một muỗng canh. Không được nghiền hay nhai các hạt thuốc và nhanh chóng uống ngay, không được để lần sau.

Nếu cần thiết, bạn có thể dùng thuốc kháng axit song song với thuốc. Nếu bạn đang dùng sucralfate, hãy dùng thuốc Esomeprazole ít nhất 30 phút trước khi dùng sucralfate.

Uống thuốc đều đặn để phát huy tối đa công dụng của thuốc. Để dễ nhớ, nên uống vào cùng giờ mỗi ngày. Tiếp tục dùng thuốc cho đến hết thời gian điều trị cho dù bạn có cảm thấy khỏe hơn.

Báo cho bác sĩ biết nếu bệnh tiếp tục kéo dài hoặc trầm trọng hơn.

Khi uống thuốc người bệnh nên nuốt trọn thuốc, không nhai hay nghiền thuốc. Mọi người cũng có thể kết hợp thuốc đau dạ dày Esomeprazole cùng các loại thuốc khác. Tuy nhiên thuốc cần được uống đều đặn để phát huy tối đa công dụng. Tốt nhất các bạn nên uống vào cùng một khung giờ mỗi ngày. Mỗi người chỉ nên dùng Esomeprazole tối đa trong khoảng thời gian từ 4 – 8 tuần.

Bệnh nhân là người lớn sử dụng không quá 80mg/ngày. Còn với trẻ nhỏ dưới 12 tuổi không sử dụng quá 20mg/ngày.

Uống thuốc đau dạ dày Esomeprazole kéo dài có độc không?

Loét dạ dày tá tràng có nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh khá phức tạp, có sự tham gia của nhiều yếu tố, trong đó ảnh hưởng của dịch vị dạ dày mà trực tiếp là acid HCl ở dạ dày đóng vai trò quan trọng.

Uống thuốc đau dạ dày Esomeprazole kéo dài có độc không?
Uống thuốc đau dạ dày Esomeprazole kéo dài có độc không?

Sự bài tiết HCl ở dạ dày là do tế bào viền đảm nhận, cơ chế tiết khá phức tạp và ở công đoạn cuối cùng phải có sự tham gia của enzym H+K+ ATPase (còn gọi là bơm proton) nằm ở màng tế bào viền để vận chuyển HCl đã được bài tiết ở trong lòng tế bào viền ra bên ngoài đổ vào lòng dạ dày tạo nên dịch vị.

Do đó trong các trường hợp loét dạ dày có sự tăng tiết dịch vị thì người ta thường sử dụng các thuốc ức chế bơm proton này. Các thuốc có tác dụng bất hoạt enzym bằng cách gắn với enzym tạo nên phức hợp không còn hoạt tính vận chuyển ion H+, và được gọi là thuốc ức chế bơm proton.

Đọc thêm:  Cây củ niễng là gì, mọc ở đâu - Tác dụng của củ niễng

Esomeprazole gắn kết không hồi phục với men H+, K+-ATPase trong bơm proton nên thuốc làm giảm sự tiết acid vào dạ dày và làm thay đổi pH dạ dày. Thức ăn làm giảm sự hấp thu của thuốc, do vậy phải dùng thuốc ít nhất 1 giờ trước khi ăn.

Thuốc đau dạ dày Esomeprazole được chỉ định điều trị trong các trường hợp trào ngược dạ dày thực quản có hoặc không có viêm thực quản kèm theo, sử dụng phối hợp với các thuốc khác trong phác đồ điều trị loét dạ dày tá tràng.

Thuốc không được dùng cho những bệnh nhân quá mẫn cảm với thuốc hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc dẫn chất benzimidazole. Không được dùng thuốc cho người suy gan, suy thận, phụ nữ có thai và cho con bú.

Nói chung, dùng thuốc không có nhiều tác dụng phụ, tuy nhiên nếu dùng liều cao, kéo dài cần chú ý các tác dụng không mong muốn sau: đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, đầy hơi, buồn nôn hoặc nôn, táo bón; viêm miệng, nhiễm Candida đường tiêu hoá; giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, giảm toàn thể huyết cầu; tăng men gan, viêm gan có hoặc không vàng da, suy gan.

Bạn nên bảo quản thuốc đau dạ dày Esomeprazole như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều lượng dùng thuốc đau dạ dày Esomeprazole

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc đau dạ dày Esomeprazole.

Liều lượng dùng thuốc đau dạ dày Esomeprazole
Liều lượng dùng thuốc đau dạ dày Esomeprazole
  • Liều dùng thuốc Esomeprazole cho người lớn như thế nào?

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Dùng 20 mg thuốc Esomeprazole magnesium, uống 1 lần/ngày trong 4 tuần;
Dùng 24,65 mg thuốc someprazole strontium, uống 1 lần/ngày trong 4 đến 8 tuần.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản và ăn mòn thực quản:

Dùng 20 mg hoặc 40 mg Esomeprazole sodium tiêm tĩnh mạch 1 lần/ngày, khoảng từ 10-30 phút hoặc hơn 30 phút.

Liều dùng thông thường cho người lớn bị ăn mòn thực quản

Liều chữa trị:

Dùng 20 đến 40 mg thuốc Esomeprazole magnesium, uống 1 lần/ngày, kéo dài trong 4 đến 8 tuần;
Dùng 24,65 đến 49,3 mg thuốc Esomeprazole strontium, uống 1 lần/ngày, kéo dài trong 4 đến 8 tuần;
Nếu bệnh nhân không được chữa khỏi sau lần điều trị đầu tiên, có thể thêm một khóa 4-8 tuần nữa.

Liều duy trì:

Dùng 20 mg Esomeprazole magnesium, uống 1 lần/ngày;
Dùng 24,65 mg Esomeprazole strontium, uống 1 lần/ngày.

  • Liều dùng thông thường cho người lớn bị nhiễm Helicobacter pylori

Dùng thuốc Esomeprazole magnesium theo phác độ điều trị gồm 3 thuốc:

Dùng 40 mg thuốc Esomeprazole magnesium, uống 1 lần/ngày, cùng với amoxicillin 1000 mg và clarithromycin 500 mg uống 2 lần/ngày, trong 10 ngày.

Dùng thuốc Esomeprazole strontium theo phác độ điều trị gồm 3 thuốc:

Dùng 49,3 mg thuốc Esomeprazole strontium, uống 1 lần/ngày, cùng với amoxicillin 1000 mg và clarithromycin 500 mg, uống 2 lần/ngày, trong 10 ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn loét dạ dày do thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Dùng 20 mg đến 40 mg thuốc Esomeprazole magnesium, uống 1 lần/ngày trong vòng tối đa 6 tháng;
Dùng 24,65 mg đến 49,3 mg thuốc someprazole strontium, uống 1 lần/ngày trong vòng tối đa 6 tháng.

Liều dùng thông thường cho người lớn bị Hội chứng Zollinger-Ellison

Dùng 40 mg thuốc Esomeprazole magnesium, uống 2 lần/ngày;
Dùng 49,3 mg thuốc Esomeprazole strontium, uống 2 lần/ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh tăng tiết axit dịch vị

Dùng 40 mg thuốc Esomeprazole magnesium, uống 2 lần/ngày;
Dùng 49,3 mg thuốc Esomeprazole strontium, uống 2 lần/ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn dự phòng loét tá tràng

Dùng thuốc Esomeprazole sodium:

Liều đầu: 80 mg truyền tĩnh mạch trong hơn 30 phút;
Liều duy trì: 8 mg/giờ truyền tĩnh mạch liên tục trong tổng cộng 72 giờ (bao gồm liều đầu 30 phút cộng với 7,5 giờ truyền tĩnh mạch liên tục).

  • Liều dùng thuốc Esomeprazole cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng thông thường cho trẻ em bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Đọc thêm:  Chế độ ăn kiêng an toàn, cách giảm cân nhanh tại nhà

Thuốc Esomeprazole magnesium:

Trẻ nhỏ hơn 1 tuổi: không có dữ liệu;
Trẻ từ 1 đến 11 tuổi: dùng 10 mg, uống 1 lần/ngày trong 8 tuần;
(Chú thích: Liều hơn 1 mg/kg/ngày chưa được nghiên cứu)
Trẻ từ 12 đến 17 tuổi: dùng 20 mg, uống 1 lần/ngày trong 4 tuần.

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản và ăn mòn thực quản:

Thuốc Esomeprazole sodium:

Trẻ nhỏ hơn 1 tháng tuổi: không khuyên dùng;
Trẻ từ 1 tháng đến nhỏ hơn 1 tuổi: 0,5 mg/kg truyền tĩnh mạch trong 10- 30 phút;
Trẻ từ 1 đến 17 tuổi và nhẹ hơn 55 kg: 10 mg truyền tĩnh mạch trong 10- 30 phút;
Trẻ từ 12 đến 17 tuổi và hơn 55 kg: 20 mg truyền tĩnh mạch trong 10- 30 phút;
Thuốc someprazole strontium: không khuyên dùng;
Esomeprazole Strontium: không khuyên dùng.

Liều thông thường dùng cho trẻ em bị ăn mòn thực quản

Thuốc Esomeprazole magnesium:

Trẻ nhỏ hơn 1 tuổi: không có dữ liệu;
Trẻ từ 1 đến 11 tuổi: dùng 10 mg, uống 1 lần/ngày trong 8 tuần.
– Nhẹ hơn 20 kg: 10 mg 1 lần/ngày, trong 8 tuần
– Từ 20 kg trở lên: 10 mg hoặc 20 mg 1 lần/ngày, trong 8 tuần
Trẻ từ 12 đến 17 tuổi: dùng 20- 40 mg, uống 1 lần/ngày trong 4- 8 tuần.

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh ăn mòn dạ dày do GERD qua trung gian axit

Thuốc Esomeprazole magnesium:

Trẻ nhỏ hơn 1 tuổi: không có dữ liệu;
Trẻ từ 1 tháng – ít hơn 1 tuổi: thời gian điều trị lên đến 6 tuần;
– 3 kg – 5 kg: 2.5 mg 1 lần/ngày;
– Hơn 5 kg đến 7.5 kg: 5 mg 1 lần/ngày;
– Hơn 7.5 kg đến 12 kg: 10 mg 1 lần/ngày;
Trẻ từ 1 tuổi trở lên: không có dữ liệu.

Chỉ định: Điều trị ngắn hạn để chữa trị và giải quyết triệu chứng của ăn mòn thực quản; điều trị ngắn hạn xói mòn thực quản do GERD qua trung gian axit ở trẻ sơ sinh.

Thuốc Esomeprazole có những dạng và hàm lượng nào?

Esomeprazole có những dạng và hàm lượng sau:

  • Hạt, dành cho hỗn dịch, phóng thích chậm như magnesium: 10 mg/gói.
  • Viên nén, phóng thích kéo dài như magnesium: 20 mg, 40 mg.

Dùng thuốc đau dạ dày Esomeprazole có tác dụng phụ gì không?

Dùng thuốc đau dạ dày Esomeprazole có tác dụng phụ gì không?
Dùng thuốc đau dạ dày Esomeprazole có tác dụng phụ gì không?

Gọi cấp cứu ngay nếu bạn gặp phải bất kỳ dấu hiệu đầu tiên nào sau đây của phản vệ dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng. Hãy ngưng dùng thuốc đau dạ dày Esomeprazole và gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau đây:

  • Chóng mặt, rối trí;
  • Tim đập nhanh hoặc không đều;
  • Chuyển động cơ co giật;
  • Cảm giác bồn chồn;
  • Tiêu chảy nước hoặc có máu;
  • Đau cơ, yếu cơ hoặc cảm giác mềm nhũn;
  • Ho hoặc cảm giác nghẹn;
  • Động kinh (co giật).

Các tác dụng phụ ít nghiêm trọng hơn bao gồm:

  • Nhức đầu, buồn ngủ;
  • Tiêu chảy nhẹ;
  • Buồn nôn, đau dạ dày, ợ hơi, táo bón;
  • Khô miệng.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ của thuốc đau dạ dày Esomeprazole, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Trước khi dùng thuốc Esomeprazole bạn nên biết những gì?

Trước khi dùng Esomeprazole, bạn nên:

– Báo cho bác sĩ biết nếu bạn dị ứng với Esomeprazole, dexlansoprazole (Dexilant), lansoprazole (Prevacid), omeprazole (Prilosec, Zegerid), pantoprazole (Protonix), rabeprazole (AcipHex), bất kỳ loại thuốc nào hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc;

– Báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu bạn đang dùng hoặc dự định dùng bất kỳ loại thuốc, vitamins, thực phẩm bổ sung nào, đặc biệt là các thuốc sau đây: một số kháng sinh, thuốc chống đông máu nhất định; một số thuốc chống nấm nhất định; cilostazol (Pletal); clopidogrel (Plavix); diazepam (Valium); digoxin (Digitek, Lanoxicaps, Lanoxin); diuretics (‘thuốc nước’); thực phẩm bổ sung sắt; một số thuốc nhất định điều trị HIV và methotrexate (Rheumatrex, Trexall). Bác sĩ có thể cần phải thay đổi liều dùng hoặc quan sát các tác dụng phụ.

– Báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang hoặc từng bị magie máu thấp hoặc bị bệnh thận;

– Báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai hoặc dự định mang thai, hoặc đang cho con bú. Nếu bạn mang thai khi đang dùng Esomeprazole, hãy gọi cho bác sĩ;

– Nếu bạn 50 tuổi hoặc hơn, tham khảo ý kiến bác sĩ xem dùng Esomeprazole có an toàn cho bạn không. Rủi ro có thể xảy ra là tiêu chảy nặng do vi khuẩn hoặc có thể làm tăng nguy cơ gãy xương cổ tay, hông, hoặc cột sống;

Đọc thêm:  5 cách tăng cân nhanh cho nữ không dùng thuốc tại nhà hiệu quả cao

– Bạn có thể dùng thuốc kháng a-xít với Esomeprazole. Nếu bạn cảm thấy cần thuốc kháng a-xít, tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn chọn thuốc và cách dùng;

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú
Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc đau dạ dày Esomeprazole, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

  • A = Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Thuốc đau dạ dày Esomeprazole có thể uống chung với các loại thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra.

Thuốc đau dạ dày Esomeprazole có thể uống chung với các loại thuốc nào?
Thuốc đau dạ dày Esomeprazole có thể uống chung với các loại thuốc nào?

Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Dùng thuốc đau dạ dày Esomeprazole này cùng với thuốc rilpivirine không được khuyến cáo. Bác sĩ của bạn có thể chọn những loại thuốc khác để chữa bệnh cho bạn.

Dùng thuốc này cùng với những loại thuốc bên dưới không được khuyến cáo, nhưng có thể cần thiết trong một vài trường hợp. Nếu cả hai loại thuốc được kê cùng nhau, bác sĩ của bạn có thể thay đổi liều thuốc hoặc mức độ thường xuyên sử dụng một hoặc hai loại thuốc.

  • Thuốc trị virus (Atazanavir, Ketoconazole, Ledipasvir, Mycophenolate Mofetil, Nelfinavir, Posaconazole và Saquinavir);
  • Thuốc trị ung thư (Bosutinib, Dabrafenib, Dasatinib, Erlotinib, Methotrexate, Nilotinib, Pazopanib và Vismodegib);
  • Thuốc trị trầm cảm (Citalopram, Eslicarbazepine Acetate);
  • Thuốc chống kết tập tiểu cầu (Clopidogrel);
  • Thuốc chống thải ghép (Tacrolimus);
  • Thuốc gây mê (Thiopental).

Dùng thuốc với bất kỳ thuốc nào dưới đây có thể gia tăng nguy cơ bị tác dụng phụ, nhưng dùng cả 2 loại thuốc có thể là phương pháp điều trị tốt nhất cho bạn. Nếu cả hai loại thuốc cùng được kê, bác sĩ có thể thay đổi liều hoặc mức độ dùng thuốc.

  • Cranberry;
  • Levothyroxine;
  • Risedronate;
  • Warfarin.

Thức ăn và rượu bia có ảnh hưởng gì tới Esomeprazole không?

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc đau dạ dày Esomeprazole cùng thức ăn, rượu và thuốc lá hoặc các chất kích thích khác.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Esomeprazole?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc đau dạ dày Esomeprazole này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Tiêu chảy;
  • Đang hoặc có tiền sử hạ magie máu;
  • Loãng xương;
  • Có tiền sử động kinh – Dùng thận trọng vì thuốc có thể làm cho các tình trạng này trầm trọng hơn;
  • Bệnh gan nặng – Dùng thận trọng. Tác dụng có thể gia tăng do đào thải khỏi cơ thể chậm.

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Triệu chứng của quá liều bao gồm:

  • Rối trí/nhầm lẫn;
  • Buồn ngủ;
  • Tầm nhìn mờ;
  • Tim đập nhanh;
  • Buồn nôn;
  • Đổ mồ hôi;
  • Ửng đỏ;
  • Nhức đầu;
  • Khô miệng.

Bạn nên làm gì nếu bạn quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Review thuốc đau dạ dày Esomeprazole - Tác dụng và cách sử dụng
Review thuốc đau dạ dày Esomeprazole – Tác dụng và cách sử dụng

Những thông tin về thuốc đau dạ dày Esomeprazole trong bài viết được cập nhật theo thông tin in trên bao bì, hướng dẫn của nhà sản xuất và chỉ có giá trị tham khảo. Bệnh nhân khi uống thuốc nên dùng theo hướng dẫn trong đơn của bác sĩ để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Lưu ý: Chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Nguồn tham khảo: Hellobacsi

Từ khóa liên quan: giá thuốc Esomeprazole 20mg, giá thuốc savi Esomeprazole 40mg, thuốc nexium, Esomeprazole 10mg, giá thuốc nexium 40mg tiêm, thuốc esomeprazol stada 20mg, esomeprazol 40mg, thuoc nexium co tot khong.