Thực Đơn Ăn Dặm Của Bé 6 Tháng Tuổi - Thực Đơn Hằng Ngày

Mục Lục

Thực đơn ăn dặm chuẩn của viện dinh dưỡng cho trẻ 6, 7 8 tháng tuổi

Chắc hẳn không một bà mẹ nào muốn con mình phát triển không đủ chất hay còi xương chính vì vậy luôn quan tâm đến việc tìm hiểu những điều tốt nhất cho con mình.

Bạn hãy dành thời gian tham khảo qua thực đơn ăn dặm của viện dinh dưỡng dưới đây để có thể bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, hạn chế tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng.

Thực Đơn Ăn Dặm Của Bé 6 Tháng Tuổi - Thực Đơn Hằng Ngày
Thực Đơn Ăn Dặm Của Bé 6 Tháng Tuổi – Thực Đơn Hằng Ngày

1. Nên cho trẻ ăn dặm vào thời điểm nào?

Trước khi tham khảo thực đơn ăn dặm của viện dinh dưỡng, mẹ cần biết nên bắt đầu cho trẻ ăn dặm vào thời điểm nào là hợp lý nhất.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi trẻ được 5,5 – 6 tháng mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ăn dặm. Vì thời điểm này, sữa mẹ ít protein và nhiều kháng thể hơn so với 6 tháng đầu sau sinh nên trẻ cần bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng bên ngoài để bù đắp những thiếu hụt dinh dưỡng trong sữa mẹ.

Chưa kể, giai đoạn này trẻ cũng hoạt động nhiều hơn, hao năng lượng nhiều hơn, nếu chỉ bú sữa mẹ con sẽ không được nhận đủ năng lượng để hoạt động trong ngày.

Nên cho trẻ ăn dặm vào thời điểm nào?
Nên cho trẻ ăn dặm vào thời điểm nào?

Cũng theo các chuyên gia, mẹ không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn vì đều ảnh hưởng tới quy trình ăn sau này của trẻ. Với trẻ dưới 6 tháng, nếu cho ăn dặm sớm con có thể dễ bị đau dạ dày, ảnh hưởng tới vị giác và không được hưởng hoàn toàn sữa mẹ 6 tháng đầu đời, do mỗi lần bé ăn sẽ làm giảm đi một lần bú mẹ.

Đọc thêm:  Thực đơn các món cháo dinh dưỡng cho bé ăn dặm 6 tháng - 1 tuổi

Nếu trẻ ăn dặm quá muộn, trẻ sẽ bị rối loạn cấu trúc thức ăn, cơ hàm phát triển yếu, không nhận đủ năng lượng trong ngày dẫn tới có nguy cơ suy dinh dưỡng.

Vì vậy, cho trẻ ăn đúng thời điểm, đúng tháng tuổi sẽ giúp con vừa được nhận đủ kháng thể và các dưỡng chất từ mẹ và được dung nạp thêm nhiều năng lượng từ thực phẩm bên ngoài để phát triển.

2. Thực đơn ăn dặm của viện dinh dưỡng

Với những ai lần đầu làm mẹ, việc chuẩn bị thực đơn cho con không hề dễ dàng và có thể thiếu trước, hụt sau. Vì vậy, nếu mẹ còn lo lắng về thực đơn chuẩn cho trẻ, mẹ có thể tham khảo bảng thực đơn ăn dặm của viện dinh dưỡng dành cho trẻ 6 – 12 tháng tuổi trở lên dưới đây.

Mẹ cũng lưu ý, khi cho trẻ ăn dặm mẹ vẫn tiếp tục cho trẻ bú mẹ song song để đảm bảo nguồn dinh dưỡng và năng lượng phát triển não bộ.

Theo các chuyên gia sữa mẹ, ăn dặm chỉ là làm quen với thực phẩm bên ngoài, dinh dưỡng thiết yếu trong giai đoạn này ở trẻ vẫn là sữa mẹ tới 1 tuổi. Sau 1 tuổi, mẹ tiếp tục cho bú sữa mẹ kèm ăn các bữa chính trong ngày.

Mẹ có thể cảm nhận sữa mẹ thời điểm này tiết ra ít hơn do nhu cầu bú của trẻ ít hơn, nhưng sữa mẹ giàu kháng thể và giúp con phòng được nhiều bệnh trong 6 năm đầu đời. Chưa kể, trẻ cần được bú mẹ tối thiếu trong 2 năm và có thể tiếp tục cho bú mẹ tới 6 năm để hoàn thiện phát triển não bộ.

Đọc thêm:  Những khoảnh khắc "dở khóc dở cười" khi đi du lịch với người yêu

Dưới đây là bảng thực đơn ăn dặm của viện dinh dưỡng các mẹ có thể tham khảo:

Bảng thực đơn ăn dặm của viện dinh dưỡng
Bảng thực đơn ăn dặm của viện dinh dưỡng

3. Nguyên tắc cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm đúng cách

Tiếp tục cho bú sữa mẹ, đồng thời cho ăn sam. Hãy thực hiện chế độ ăn đúng theo Ô vuông thức ăn. Đặc biệt phải đầy đủ Canxi. Để trẻ thích nghỉ dần với thức ăn mới lạ, trẻ sẽ không bị tiêu chảy và suy dinh dưỡng, cần cho trẻ ăn từ từ, từng ít một, từ ít đến nhiều, cho ăn từ loãng đến đặc.

Thức ăn bổ sung : Theo ô vuông thức ăn; Để cho trẻ phát triển tốt về mặt thể chất, tinh thần, vận động. Trẻ cần phải được cung cấp đầy đủ các loại dinh dưỡng trong cùng một thời điểm. Vì vậy, khi cho trẻ ăn bổ sung trong nồi bột của trẻ phải đầy đủ các thành phần như trong Ô vuông thức ăn.

Ví dụ: Bát bột của trẻ phải bao gồm : Bột, thịt ( hoặc trứng, cá, tôm, cua, đậu phụ..) với rau xanh thái nhỏ hoặc nghiền nát, thêm từ 1 đến 2 thìa dầu hoặc mỡ).

Bát bột của trẻ phải bao gồm : Bột, thịt ( hoặc trứng, cá, tôm, cua, đậu phụ..)
Bát bột của trẻ phải bao gồm : Bột, thịt ( hoặc trứng, cá, tôm, cua, đậu phụ..)

Phải thực hiện phương pháp tô màu bát bột : thành phần trong bột thay đổi mỗi bữa, có màu sắc: màu xanh của rau, màu đỏ của củ, làm cho bát bột đầy đủ thành phần vitamin và khoáng chất cần thiết.

4. Bé 6 tháng tuổi ăn dặm chỉ cần 2 bữa/ ngày là đủ

Trẻ ở tuổi ăn dặm vẫn còn duy trì bú mẹ nên việc chọn thời gian ăn không cần quá cứng nhắc, chỉ cần đảm bảo một ngày cho bé ăn 2 bữa cách xa nhau.

Đọc thêm:  Elevit có tác dụng gì với bà bầu, cách sử dụng, uống ra sao?

Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Ngọc Hương, Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM cho biết, thời điểm cho trẻ tập ăn, số lượng bữa ăn, ăn lúc mấy giờ sẽ hợp lý luôn là nỗi băn khoăn của không ít bà mẹ.

Theo bác sĩ Hương, trên thực tế trẻ ở tuổi ăn dặm vẫn còn bú mẹ. Vì vậy, việc chọn thời gian ăn dặm cho trẻ không cần quá cứng nhắc, chỉ cần đảm bảo cho trẻ ăn 2 bữa cách xa nhau trong một ngày, tùy thuộc vào sự sắp xếp thời gian của mẹ, khi mẹ rảnh rỗi, thuận tiện cho trẻ ăn để trẻ vui vẻ, thoải mái.

Trẻ ở tuổi ăn dặm vẫn còn bú mẹ
Trẻ ở tuổi ăn dặm vẫn còn bú mẹ

Về dung tích bữa ăn, nhiều bé ăn khỏe có thể hết cả chén đầy nhưng cũng có bé chỉ vài bữa là ngừng. Với bé biếng ăn, ở giai đoạn tập ăn dặm phụ huynh cũng không nên chia làm quá nhiều bữa. Nếu mỗi bữa trẻ ăn quá ít thì sau cữ bột tập ăn cần kết hợp cho trẻ bú thêm để thành một bữa no, giúp hệ men tiêu hóa quen với việc hoạt động một lần.

Hy vọng với thực đơn ăn dặm của viện dinh dưỡng mà chúng tôi vừa chia sẻ trên, các bà mẹ sẽ có thêm kiến thức và thông tin trong việc chăm sóc trẻ đúng cách để bổ sung dinh dưỡng giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh, thông minh.

Mâm Cơm Việt sưu tầm và tổng hợp!