Mục Lục

I – Công dụng của cay mat gau, la mat gau và cách dùng để trị bệnh.

Phổ biến ở các vùng Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn… các tỉnh miền núi có khí hậu mát mẻ, cây mật gấu hay còn gọi là cây mã rồi hoặc cây Hoàng liên ô rô có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Ở các tỉnh miền trung hoặc miền nam thì do khí hậu nóng hơn nên không thích hợp cho loài cây này phát triển, nếu có thì cũng chậm phát triển và ít hơn.

Cây mật gấu trị bệnh gì, công dụng và cách dùng – Cong dung cua cay mat gau
Cây mật gấu trị bệnh gì, công dụng và cách dùng – Cong dung cua cay mat gau

Nhiều người khá phân vân và còn hoài nghi không biết cây mật gấu có tác dụng như thế nào trị bệnh gì và cách dùng ra sao, thì bài viết này của Mâm cơm Việt hôm nay sẽ giúp bạn có được câu trả lời nhé.

1. Cay mat gau là gì? Cách nhận biết cây mật gấu

Hiện phong trào sử dụng lá cây “Mật gấu” làm thuốc rất phổ biến. Thực chất đây là cây Lá đắng (khi nhai lá có cảm giác đắng nhưng sau đó lại có vị ngọt trong miệng) ở dạng ăn như rau hoặc nấu nước uống.

Cây lá đắng (bitter leaf) có tên khoa học là: Vernonia amygdalina Del. hoặc Gymnanthemum amygdalinum thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây này được sử dụng từ rất lâu trong y học dân gian ở một số nước Châu Phi (Nigeria, Cameroon, Zimbawe) và Châu Á trong đó hiện phổ biến ở các Nước Đông Nam Á.

Cay mat gau là gì? Cách nhận biết cây mật gấu
Cay mat gau là gì? Cách nhận biết cây mật gấu

Đây là một loại cây có lá dạng kép, giống lông chim sẻ, mọc so le với nhau và dài khoảng 20-40 cm, mép lá có nhiều răng cưa và đầu lá nhọn. Thông thường cây mật gấu có chiều cao từ 4-6m.

Ngọn cây mật gấu thường có nhiều cụm hoa màu vàng nhạt, có quả hình trái xoan, đường kính khoảng 1 cm và có nhiều thịt. Khi chín thì núm nhọn ở quả sẽ chuyển màu dần sang xanh nâu và khi chín hoàn toàn là màu nâu. Mùa hoa của cây mật gấu bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 4 và mùa đơm trái là từ tháng 5 đến tháng 6.

Cây mật gấu và công dụng của lá mật gấu – Cong dung cua la mat gau
Cây mật gấu và công dụng của lá mật gấu – Cong dung cua la mat gau

2. Tìm hiều cây mật gấu có tác dụng gì và trị bệnh gì?

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phân tích thành phần của cây mật gấu và phát hiện nó có chứa nhiều alocolid thuộc nhóm benzyl isoquinolein, berban amin, axycanthan và palmatin. Có thể bạn chưa biết từ lâu cây mật gấu đã được nền y học cổ truyền của Trung Quốc, Ấn Độ, Nepan… đã dùng loại cây này thành bải thuốc chữa bệnh.

Cây mật gấu được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, xương khớp, kiết lị, viêm ruột, viêm gan, tiêu chảy và vàng da. Do thành phần của nó có chứa chất alocolid đã giúp hỗ trợ chữa hiệu quả các bệnh trên, bạn có thể sắc uống nước hàng ngày. Bên cạnh đó lá mật gấu còn được con người sử dụng để giải độc gan, điều hòa huyết áp và thanh nhiệt cơ thể nhất là khi bạn uống nhiều bia rượu hoặc sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên.

Cong dung cay mat gau – cong dung la mat gau
Cong dung cay mat gau – cong dung la mat gau
  • Thành phần hoá học

Vị đắng của lá do những chất alkaloids, saponin, tannin, glycoside. Cây chứa các hợp chất có tác dụng sinh học khác như: terpene, steroid, coumarin, flavonoid, acid phenolic, lignan, xanthone, anthraquinone, edotide and sesquiterpene (có tác dụng kháng ung thư).

Đọc thêm:  Thực đơn giảm cân bằng quả óc chó nhanh chóng trong 1 tuần

Ngoài ra lá còn chứa các chất khoáng: magnesium, chromium, manganese, selenium, sắt, đồng, kẽm, Vitamin A, E, C, B1,B2. protein thô, chất xơ, chất béo, tro, carbohydrate, các acid amin quan trọng: Leucine, Isoleucine, Lysine, Methionine, Phenyl alanine, Threonine, Valine, Histidine, Tyrosine.

  • Tác dụng dược học

Những hợp chất trong Lá đắng có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh do quá trình viêm mạn tính, lão hoá, bệnh nhiễm giun sán, động vật nguyên sinh (protozoan) và vi khuẩn.

Theo công bố trên Quyển Y – Sinh học thực nghiệm tháng 2 năm 2004 (Experimental Biology and Medicine of February 2004 Edition) cho thấy lá Đắng có tác dụng hạ thấp tỉ lệ nguy cơ bị ung thư vú.

Lá Đắng dùng nấu dạng canh rau hay xay nhuyễn lấy nước uống như dạng nước bổ dưỡng trong nhiều dạng bệnh lý khác nhau. Nhiều thầy thuốc ở Châu Phi khuyên người dân dùng trị bệnh đường tiêu hoá, đái tháo đường, chán ăn, kiết lỵ và các chứng rối loạn tiêu hoá.

Các Polyphenol có tính kháng viêm và anti – oxidant, thải độc, bảo vệ thận, gan, hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da. Giảm đường huyết, bao vệ tim mạch do giúp ổn định lipid máu.

  • Độc tính

Sau 6 tuần cho động vật uống dịch chiết lá Đắng với nước, cho thấy không có sự khác biệt giữa động vật được uống và không uống nước lá Đắng về:

  • Mô học của tim, gan, thận và ruột khi sinh thiết,
  • Trọng lượng cơ thể,
  • Số lượng tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
  • Kết quả này cho thấy dịch chiết lá cây Lá Đắng chưa ghi nhận độc tính trên thực nghiệm, ngay cả khi uống kéo dài.

3. Những đối tượng bệnh nên dùng cây mật gấu

Những đối tượng bệnh nên dùng cây mật gấu
Những đối tượng bệnh nên dùng cây mật gấu
  • Bệnh nhân men gan cao, xơ gan, viêm gan B, viêm gan C.
  • Người thường xuyên phải tiếp xúc với bia, rượu.
  • Người bệnh sỏi mật.
  • Người bị đau lưng do thoái hóa xương khớp, sưng đau khớp.
  • Người bị bệnh béo phì.
  • Người tiêu hóa kém, bệnh nhân bị viêm đại tràng.
  • Người bị ho lao, khạc ra máu.
  • Người hay bị mất ngủ, đau nhức nửa đêm.
  • Người hay bị đi ngoài, viêm da dị ứng, viêm gan vàng da, mắt đau sưng đỏ. Người bị mụn trứng cá, mụn nhọt.

4. Hướng dẫn cách dùng cây mật gấu và lá mật gấu đúng cách để chữa bệnh.

Cây mật gấu được dùng nhiều trong các vị thuốc dân gian như bài thuốc của cố Lương y Lê Trần Đức: Bài thuốc điều trị Viêm túi mật hay sỏi thận, đau vùng gan mật dữ dội.Vỏ cây Vàng kiêng hay cây Mật gấu (Hùng đởm thụ) 30g sắc uống. Hoặc uống Mật gấu, mỗi lần bằng hạt đậu xanh, ngày uống 2 – 3 lần (cấm rượu).

  • Ngâm rượu thuốc với cây mật gấu.

Ngâm rượu thuốc với cây mật gấu.
Ngâm rượu thuốc với cây mật gấu.

Người ta Việt Nam ta hay lưu trữ các phương thức quý để chữa bệnh bằng cách ngâm rượu. Không nằm ngoài phương thức dân gian này, các bạn trước hết sẽ rửa sạch cây mật gấu, sau đó, chẻ nhỏ rồi phơi khô, rồi cho vào ngâm cùng rượu trong bình thủy tinh.

Bạn sẽ thấy rượu thuốc chuyển dần sang màu vang sau khoảng 15 ngày và đậm dần theo thời gian ngâm. Bạn có thể uống trực tiếp rượu ngâm hoặc nếu pha thêm với rượu bên ngoài để giảm bớt nồng độ nhé.

  • Sắc nước cây mật gấu uống hàng ngày.

Sắc nước uống là một cách phổ biến của dân tộc ta khi áp dụng các bài thuốc dân gian. Sau khi rửa sạch cây mật gấu thì nồi đất hoặc cho vào sắc, đổ nước theo tỷ lệ 20g/1 lít, đun sôi koanrg 15 phút là được.

Đọc thêm:  Khám phá tác dụng của nấm linh chi đối với việc làm đẹp

Bạn có thể uống nước mật gấu hàng ngày thay cho nước uống hàng ngày cũng được mà không lo tác dụng phụ vì nó khá lành tính. Không những có lợi cho sức khỏe mà nước cây mật gấu giúp bạn thanh nhiệt, giải độc và giả rượu khá hiệu quả nữa.

Cách dùng cây mật gấu ngâm rượu thuốc – Cong dung cua la mat gau
Cách dùng cây mật gấu ngâm rượu thuốc – Cong dung cua la mat gau

Loại cây này khi uống sẽ có một chút đắng giống như tên gọi, nhưng cũng không quá khó chịu cho người dùng đâu. Người ta nói, thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng, vì sức khỏe thì đắng một tý cũng không có gì ngại ngùng cả. Nhưng thật sự thì cây cũng không quá khó uống đâu ạ.

Qua quan sát bước đầu ghi nhận nhiều người bệnh bị Tăng huyết áp, Đái tháo đường, rối loạn tiêu hoá,…có sử dụng kèm nấu nước Lá Đắng nhận thấy ổn định đường huyết lúc đói (kết hợp ăn kiêng, sử dụng thuốc hạ đường liều thấp), ổn định chỉ số đo huyết áp, đặc biệt ổn định tình trạng rối loạn đại tiện (tiêu phân nát, đại tiện nhiều lần trong ngày), tăng cảm giác ngon miệng…

Phản ứng ngoại ý: chưa ghi nhận những phản ứng ngoại đáng kể. Tuy nhiên khi sử dụng liều cao (trên 15g) vài người bị táo bón, huyết áp giảm, cảm giác ngọt ở miệng kéo dài.

Mặc dù theo các tài liệu nước ngoài cho thấy Lá Đắng an toàn khi uống. Tuy nhiên, hiện trong nước chưa có công trình nghiên cứu thực nghiệm cũng như lâm sàng được công bố. Nên rất cần được theo dõi và đánh giá thêm.

Trong quá trình sử dụng cần tuân thủ sự kiểm tra của thầy thuốc cũng như nên định kỳ thực hiện các xét nghiệm đánh giá tình trạng bệnh cũng như chức năng gan, thận…

Sử dụng bắt đầu liều thấp, không ngưng đột ngột các thuốc đang điều trị đặc hiệu (thuốc hạ áp, hạ đường…) và theo dõi các biểu hiện bất thường của cơ thể. Liều khuyên dùng khoảng 10g lá tươi (khoảng 3 – 5 lá) và 5 – 8g lá dạng khô.

Vậy là bài viết trên đã bật mí cho bạn về công dụng cũng như cách dùng cây mật gấu rồi. Chắc hẳn bạn không còn băn khoăn và nghi ngờ về công dụng của cây mật gấu rồi phải không nào.

Hãy tìm mua ngay cây mật gấu và bỏ ra chút thời gian để nấu nước hoặc ngâm rượu cho gia đình mình sử dụng để tăng cường thêm sức khỏe và thanh nhiệt giải độc. Tuy cây mật gấu có tác dụng tuyệt vời nhưng bạn cũng nên kết hợp điều trị và nghe lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa để có thể điều trị kịp thời và phục hổi tốt nhất nhé.

II – Cách ngâm rượu cây mật gấu uống trị bệnh đúng cách

Cách ngâm rượu cây mật gấu uống trị bệnh đúng cách
Cách ngâm rượu cây mật gấu uống trị bệnh đúng cách

– Chuẩn bị: tỷ lệ 2 lít rượu ngâm với 0.2 kg rễ (hoặc thân) cây mật gấu

Đọc thêm:  10 công dụng của tảo mặt trời, tảo xoắn spirulina nhật bản + nên chọn mua loại nào?

– Cách thực hiện:

Bước 1: Rễ (thân) cây mật gấu được rửa sạch, chẻ nhỏ sao cho có thể cho vừa bình ngâm rượu, đem phơi khô.

Bước 2: Cho rượu và rễ (thân) cây mật gấu vào trong bình ngâm, sau khoảng 15 ngày đến 1 tháng là có thể đem ra dùng được. Rượu có màu vàng rất đẹp, màu sắc đậm, nhạt tùy thuộc vào số tỷ lệ cây mật gấu trên số lượng rượu dùng để ngâm. Rượu uống có vị đắng, nhưng uống quen rất thích. Nếu rượu đậm quá có thể pha thêm rượu để dùng.

Bước 3: Người ta thường dùng 10 – 20gr rễ hoặc thân cây sắc uống chữa ăn uống không tiêu, trị đau ngực, đau gối, chóng mặt, ù tai, viêm gan, vàng da, tiêu chảy, kiết lỵ, đau mắt.Dùng lá hay quả (8 – 12g) sắc uống hay phối hợp với các vị thuốc khác.

Ngoài ra, hoàng liên ô rô còn được dùng để chữa sốt cơn, ho lao, khạc ra máu, lưng gối yếu mỏi, mất ngủ. Dùng ngoài, nấu nước đặc để rửa chữa viêm da dị ứng, lở ngứa…

Lưu ý: Khi sử dụng rượu cây mật gấu, nếu thấy rượu quá đặc bạn nên pha thêm chút rượu trắng. Rượu mật gấu rất tốt cho xương khớp, tiêu hóa xong không nên sử dụng quá nhiều vì có thể gây cồn ruột).

III – Một vài bài thuốc chữa bệnh từ cây mật gấu

Bệnh vàng da do viêm gan

  • Nguyên liệu : Cỏ gà 15 gam, thân cây, lá cây mật gấu bắc khô 20gam, cây có đẻ 12g.
  • Cách làm: Sắc lấy nước uống hàng ngày, đun sôi để nguội khoảng 1 bát nước lớn, để uống trong ngày. Không đun lại uống vào ngày hôm sau.

Bệnh viêm túi mật cấp tính

  • Nguyên liệu: Thân cây mật gấu khô 20-55 gam, hoặc tươi 40-65 gam, 20 gam mộc thông, chỉ từ 10gam, 10 gam nhân trần.
  • Cách làm thuốc: Sắc nguyên liệu với 1,5 lít nước, đung đến khi còn 0.5 lít nước. Để nguội bớt rồi uống trong ngày.

Chữa tiểu bí

  • Nguyên liệu: 20 gam cây mật gấu, 20 gam cỏ mã đề.
  • Cách làm: Sắc với nước trắng đun sôi để nguội, sử dụng thay cho nước lọc, sử dụng khoảng 1 tuần sẽ thấy tác dụng rất tốt.
Một vài bài thuốc chữa bệnh từ cây mật gấu
Một vài bài thuốc chữa bệnh từ cây mật gấu

Với nội dung bài viết lá cây mật gấu chữa bệnh gì này hi vọng mang tới cho mỗi người nhiều thông báo, cũng giống như kiến thức bổ ích về loại cây bình dân này.

Đồng thời cùng lúc, với phương thuốc trên để giúp mỗi cá nhân chữa bệnh hiệu quả cao. Tuy có vị hơi đắng nhưng cây mật gấu khá dễ uống, và hiệu suất cao nếu dùng đúng hướng dẫn. Là loại cây mọc hoang ở khắp nơi nên cây mật gấu khá dễ tìm và khá dễ để nhận dạng bởi đặc điểm sinh thái nổi bật.

Hi vọng sau bài chia sẻ này, các bạn có thể áp dụng vào cho gia đình mình, khiến cả nhà mình luôn khỏe mạnh, đừng quên chia sẻ công dụng và cách dùng cây mật gấu cho bạn bè và những người xung quanh để cùng nhau khỏe đẹp nhé. Chúc bạn và gia đình có những phút giây vui vẻ.