Mục Lục

Những con số biết nói về các giai đoạn thai kì bạn nên nắm

Đối với mỗi người phụ nữ, mang thai luôn là điều vô cùng thiêng liêng. Mẹ sẽ trải qua rất nhiều giai đoạn thai kỳ với những cung bậc cảm xúc thật khác biệt! Bài viết này giúp mẹ hiểu rõ hơn về những gì sẽ diễn ra trong quá trình mang thai thông qua những con số diệu kỳ bên dưới nhé!

Những con số biết nói về các giai đoạn thai kì bạn nên nắm
Những con số biết nói về các giai đoạn thai kì bạn nên nắm

2 vạch

Chắc hẳn nhiều mẹ sẽ không quên được cảm xúc vỡ òa khi que thử thai hiện kết quả 2 vạch màu hồng rõ nét phải không? Mẹ có thể tự tin chào mừng con yêu đến với thế giới này rồi!

40 tuần

Là khoảng thời gian phát triển trung bình của một thai nhi: 40 tuần.

Bác sĩ sẽ dựa vào thời gian này để xác định và thông báo ngày dự sinh của mẹ. Nhưng mẹ cũng đừng quá lo lắng khi thai nhi có dấu hiệu chuyển dạ sớm hoặc trễ hơn so với thời gian dự tính nhé, mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để có được sự chuẩn bị tốt hơn.

35 tuổi

Có nhiều dẫn chứng cho thấy, phụ nữ sinh con sau tuổi 35, thai nhi có nguy cơ rối loạn nhiễm sắc thể cao ( hội chứng Down) .

Tỉ lệ trung bình là 1/ 192 nghĩa là cứ 192 ca sinh con sẽ có 1 ca bị đột biến gen!

Khi quyết định sinh con sau tuổi 35, mẹ sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ như xảy thai, tăng huyết áp, tiểu đường thai kỳ, sinh mổ.

Đọc thêm:  5 cách trị ăn không tiêu tại nhà nhanh nhất, mẹo trị đơn giản

Do đó, trong suốt quá trình mang thai, mẹ được khuyến khích thực hiện đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc di truyền, siêu âm độ mờ da gáy ( bắt đầu từ tuần thứ 11 của thai kỳ) nhằm phát hiện sớm nguy cơ hội chứng DOWN.

10 đến 15 cân

Có không ít quan niệm sai lầm về cân nặng của mẹ bầu, vậy đâu mới là con số tiêu chuẩn? Câu trả lời là: Mẹ chỉ nên tăng từ 10- 15kg trong suốt giai đoạn mang thai.

Thay vì chú trọng đến số lượng ( tư tưởng ăn cho 2 người ) thì mẹ nên tập trung vào một thực đơn thông minh- cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé!

Việc tăng quá nhiều cân trong thời gian ngắn sẽ kéo theo nguy cơ tiểu đường thai kỳ, phù tay chân, khó khăn trong việc đi lại và sinh khó.

Tuy nhiên, đừng vì quá lo lắng về cân nặng mà mẹ tự ép mình vào chế độ ăn kiêng kham khổ nhé! Vì điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi, tăng nguy cơ tử vong hoặc sinh non của trẻ sơ sinh.

24 giờ vỡ ối

Để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng cho cả mẹ và bé thì bác sĩ luôn tạo điều kiện để thai phụ sinh trong 12- 24 giờ sau khi vỡ ối!

Sau khoảng thời gian lý tưởng đó, bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh để tăng cường các cơn co thắt, hỗ trợ quá trình sinh nở của mẹ.

Đọc thêm:  6 phần mềm chọn kiểu tóc phù hợp với khuôn mặt, ứng dụng Android

Dù phải đợi chờ từng ngày, dù phải trải qua bao nhiêu mệt mỏi, đau đớn – tất cả rồi sẽ được đền bù xứng đáng khi mẹ được ngắm nhìn nụ cười đầu tiên của con yêu!

_________________________________________
Link tham khảo: https://www.parenting.com/article/pregnancy-by-the-numbers