Triệu chứng đau bao tử nặng, nhẹ ở trẻ em, phụ nữ mang thai

Mục Lục

Những dấu hiệu, triệu chứng đau bao tử nặng, nhẹ ở trẻ em, phụ nữ khi mang thai

Triệu chứng đau bao tử nặng, nhẹ – Bệnh đau bao tử, hay còn gọi là bệnh đau dạ dày, rất phổ biến trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Đa số trường hợp đau bao tử là tổn thương dạng viêm loét, khiến người bệnh đau đớn và khó chịu. Những cơn đau thường “ghé thăm” lúc ăn quá no hoặc khi quá đói, đặc biệt ở những người thường xuyên thức đêm hoặc hay sử dụng rượu bia, thuốc lá,…

Những dấu hiệu triệu chứng đau bao tử nặng, nhẹ ở trẻ em, phụ nữ khi mang thai
Những dấu hiệu triệu chứng đau bao tử nặng, nhẹ ở trẻ em, phụ nữ khi mang thai

1. Người đau bao tử thường có các triệu chứng gì?

  • Đau bụng âm ỉ vùng thượng vị

Là dấu hiệu nhận biết ra các triệu chứng đau dạ dày thường gặp nhất khi bạn bị đau bao tử, dù đã kiêng khem nhiều thứ. Đau thượng vị là đau bụng ở vị trí phía trên rốn đến phía dưới các xương sườn. Cơn đau có tính chu kì hoặc trở nên dai dẳng nếu là loét lâu ngày hoặc loét xơ chai.

Đau bụng âm ỉ vùng thượng vị
Đau bụng âm ỉ vùng thượng vị – Triệu chứng đau bao tử nặng, nhẹ ở trẻ em, phụ nữ mang thai

Có tính chu kì là vì bạn chịu những cơn đau liên quan tới bữa ăn và đau theo đợt. Nếu bị đau bao tử thì thường là sau ăn 2-3h, uống antacid vào ít đỡ, nếu dùng Trợ lí dạ dày trước đó thì sẽ khá hơn. Đau khi đói, về đêm và giảm sau khi uống sữa nếu là loét tá tràng. Đau bao tử có thể theo đợt, mỗi đợt từ 2 – 8 tuần, cách nhau vài tháng đến vài năm. Đau gia tăng theo mùa nhất là mùa đông.

Đau thượng vị thường không quằn quại, nhưng để lại nhiều tác động xấu: mất ngủ, mệt mỏi, kém sắc… Các bạn nữ cần chú ý vấn đề này, cần quan tâm chăm sóc cả vẻ đẹp bên ngoài lẫn “vết sẹo” bên trong để nhan sắc thêm phần sức sống.

  • Nôn và buồn nôn
Đọc thêm:  Ăn không tiêu kéo dài là bệnh gì, cách chữa ăn không tiêu

Nếu thường xuyên, đặc biệt là khi đánh răng, thì có nguy cơ bạn bị đau dạ dày rồi. Nôn là hiện tượng thức ăn (trộn lẫn với dịch vị tiêu hóa) bị trào ngược từ bao tử lên thực quản.

Nôn và buồn nôn
Nôn và buồn nôn – Triệu chứng đau bao tử nặng, nhẹ ở trẻ em, phụ nữ mang thai

Không được bảo vệ như dạ dày nên thực quản dễ bị rách và chảy máu hơn. Nếu cứ mặc kệ thì còn có nguy cơ bị nhiễm trùng dẫn tới tử vong. Nôn có thể là dấu hiệu các bệnh như đau bao tử cấp, loét bao tử, ung thư bao tử,…

  • Ợ hơi, ợ chua
Ợ hơi, ợ chua
Ợ hơi, ợ chua – Triệu chứng đau bao tử nặng, nhẹ ở trẻ em, phụ nữ mang thai

Bạn đừng coi thường triệu chứng này vì rất có khả năng bạn đã bị đau bao tử mất rồi. Ợ hơi xuất hiện do dạ dày bị rối loạn vận động, khiến thức ăn khó tiêu, lên men. Triệu chứng thường xuất hiện vào buổi sáng hoặc sau khi ăn 3-4 giờ. Ợ hơi, ợ chua kèm theo đau thượng vị làm bạn cứ thấy ấm ức, tưng tức khó chịu.

  • Xuất huyết bao tử

Đây là triệu chứng nguy hiểm, có thể gây tử vong trong thời gian ngắn. Nếu phát hiện thì người nhà cần khẩn cấp đưa đi khám ngay tại các cơ sở y tế. Biểu hiện của xuất huyết tiêu hóa là nôn ra máu (máu tươi hoặc máu đen), đi ngoài ra máu. Các bệnh thường dẫn tới biến chứng này là viêm loét bao tử, ung thư bao tử.

2. Nguyên nhân gây nên bệnh đau bao tử là gì?

Bình thường, enzyme và acid dịch vị (yếu tố tấn công) chỉ phân hủy thức ăn mà không “tiêu hóa” dạ dày. Nguyên nhân là vì tác động tấn công cân bằng với tác động bảo vệ của lớp chất nhày, bicarbonat, PG… Nhưng khi cân bằng này biến mất sẽ khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương thường xuyên và dẫn tới đau bao tử.

Đọc thêm:  Cách chữa đau dạ dày bằng mật ong và nghệ tươi, chuối xanh
Nguyên nhân gây nên bệnh đau bao tử
Nguyên nhân bệnh đau bao tử – Triệu chứng đau bao tử nặng, nhẹ ở trẻ em, phụ nữ mang thai

Một vài nguyên nhân gây nên mất cân bằng kể trên có thể kể đến như:

  • Bao tử của bạn nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylory (vi khuẩn HP)

Theo các thống kê, có trên 70% số ca mắc đau bao tử có sự góp mặt của vi khuẩn HP. Loại vi khuẩn này còn phát triển mạnh hơn nếu gặp các tác nhân như: hút thuốc lá, hít phải khói thuốc lá, sử dụng cafein,… Xoắn khuẩn Helicobacter Pylory có thể dễ dàng lây qua nhiều con đường khác nhau như Miệng – Miệng, Phân – Miệng, Bao tử – Miệng, Bao tử – bao tử.

Bao tử của bạn nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylory (vi khuẩn HP)
Bao tử của bạn nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylory (vi khuẩn HP)

Vi khuẩn HP vừa là nguyên nhân trực tiếp gây ra vết loét, làm khởi phát bệnh đau bao tử, mà còn là yếu tố tấn công (ức chế khả năng chống viêm,…) làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

  • Lạm dụng những loại thuốc có thể gây tác dụng phụ cho bao tử

Những loại thuốc này có thể gây tổn thương thành niêm mạc của bao tử. Thống kê cho thấy 15% người dùng thuốc giảm đau liên tục trong 3 tháng mắc viêm loét bao tử.

  • Thói quen ăn uống sinh hoạt không điều độ

Có thể kể đến đầu tiên là việc sử dụng quá nhiều rượu bia, chất có cồn bởi những đồ uống này có thể ăn mòn chất nhầy lót trong bao tử gây mất cân bằng, thức khuya, thường xuyên sử dụng cocain,…

  • Stress (tinh thần căng thẳng)
Đọc thêm:  5 yếu tố giúp thúc đẩy giảm cân nhanh hiệu quả tại nhà
Stress (tinh thần căng thẳng)
Stress (tinh thần căng thẳng) – Triệu chứng đau bao tử nặng, nhẹ ở trẻ em, phụ nữ mang thai

Có những ca mắc đau bao tử dù không sử dụng rượu bia và thuốc lá. Nguyên nhân là người bệnh thường xuyên phải đối mặt với những áp lực tâm lý từ công việc, tình cảm, cuộc sống,… Stress – thần kinh căng thẳng sẽ làm tăng tiết nhiều axit HCl, một trong những nhân tố làm tổn hại niêm mạc, gây viêm và loét bao tử.

3. Có phương pháp điều trị đau bao tử nào? Phương pháp nào hiệu quả nhất hiện nay?

GS.TS Nguyễn Khánh Trạch – Chủ tịch Hội Nội Khoa Việt Nam cho biết: “Để ngăn ngừa tái phát viêm loét dạ dày nên sử dụng đồng thời các thảo dược, cả trong và đặc biệt là sau khi kết thúc liệu trình thuốc Tây”.

Có phương pháp điều trị đau bao tử nào? - Triệu chứng đau bao tử nặng, nhẹ ở trẻ em, phụ nữ mang thai
Phương pháp điều trị đau bao tử nào – Triệu chứng đau bao tử nặng, nhẹ ở trẻ em

Theo đó, lý tưởng nhất là những sản phẩm tác động được vào cả 2 phía của cân bằng bệnh lý, vừa ức chế vi khuẩn HP, trung hòa acid, đồng thời phục hồi nhanh các tổn thương của niêm mạc dạ dày ngay từ giai đoạn đầu phát hiện ra các triệu chứng đau bao tử này.

Hãy xem mình có dấu hiệu nào trong các triệu chứng đau bao tử này không để có kế hoạch thăm khám hợp lý nhé.