Cách ướp làm sườn heo nướng mật ong ngon mềm

Mục Lục

Khám phá mật ong có tác dụng gì đối với trẻ em, trẻ sơ sinh

Mách mẹ 6 công dụng của mật ong đối với trẻ em

Mật ong được biết đến như một sản phẩm vừa tốt cho sức khoẻ cho mọi người vừa có thể làm đẹp cho các chị em phụ nữ. Bên cạnh đó mật ong có tác dụng kháng khuẩn cao giàu dưỡng chất tốt cho sức khỏe trẻ.

Khám phá mật ong có tác dụng gì đối với trẻ em, trẻ sơ sinh
Khám phá mật ong có tác dụng gì đối với trẻ em, trẻ sơ sinh

Dưới đây là 6 công dụng của mật ong với sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hãy theo dõi ngay nhé!

1. Mật ong có tính kháng khuẩn, kháng viêm cao

  • Đến nay các nhà khoa học chưa tìm ra thành phần nào của mật ong có tính kháng khuẩn.
  • Vì thế các nhà khoa học tạm lý giải rằng, trong quá trình tìm kiếm thức ăn những chú ong thợ cần cù đã tổng hợp mật của nhiều loại hoa khác nhau.
  • Vì thế tác dụng mật ong được xem là một thực phẩm có tính kháng khuẩn tự nhiên giúp chống nhiễm khuẩn đường hô hấp, nhiễm trùng da và lành làm các vết thương hở rất hiệu quả.
Mật ong có tính kháng khuẩn, kháng viêm cao
Mật ong có tính kháng khuẩn, kháng viêm cao

2. Một trong những tác dụng của mật ong với trẻ em là giảm đau rát và nhanh chóng làm lành vết bỏng

  • Với tính kháng khuẩn và kháng viêm cao, mật ong còn được sử dụng như một bài thuốc chữa bỏng hiệu quả.
  • Khi bé bị bỏng nhẹ mẹ có thể dùng mật ong nguyên chất bôi nhẹ lên vùng da bị bỏng.
  • Mật ong không chỉ giúp giảm đau rát mà còn giúp vết bỏng mau lành, phòng tránh nhiễm trùng và viêm nhiễm hiệu quả mà không hề có tác dụng phụ như các loại thuốc bôi ngoài da khác.

3. Chữa ho và cảm lạnh

  • Mật ong với tính kháng khuẩn và kháng viêm cao nên có tác dụng điều trị và phòng chống nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm họng hiệu quả.
  • Chẳng thế mà từ xưa dân gian đã sử dụng mật ong kết hợp với một số thảo dược khác để làm bài thuốc chữa ho và cảm lạnh cho trẻ nhỏ.
  • Các nghiên cứu cũng chứng minh mật ong có công dụng chữa ho cho trẻ tốt hơn các loại thuốc dạng siro ho thông thường khác.
  • Để chữa ho và cảm lạnh cho bé mẹ có thể dùng nước cốt chanh pha với mật ong và nước ấm rồi cho bé uống, trẻ sẽ hết cảm lạnh và ho.
  • Lưu ý không cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong vì đường tiêu hóa của bé còn yếu nên dễ bị ngộ độc.
Đọc thêm:  Sử dụng thuốc trị sẹo thâm Dermatix Ultra có hiệu quả như mong đợi?
Lưu ý không cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong
Lưu ý không cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong

4. Sát trùng và làm lành vết thương

  • Với tính kháng khuẩn và sát trùng cao, mật ong còn được dùng để trị vết thương hở rất an toàn.
  • Khi trẻ bị thương ngoài da, sau khi rửa sạch vết thương bằng nước ấm, mẹ dùng mật ong bôi trực tiếp lên vết thương của bé. Sau đó dùng gạc y tế đắp lại.
  • Chú ý thay băng gạc mỗi ngày để tránh nhiễm trùng.

5. Tăng cường enzyme cho hệ tiêu hóa của bé

  • Mật ong với hàm lượng enzyme tự nhiên sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé được cân bằng, phòng tránh rối loạn tiêu hóa và các vấn đề khác về đường tiêu hóa.
  • Vì thế mẹ có thể cho bé thường xuyên uống mật ong bằng cách pha mật ong với nước sôi để nguội ở nhiệt độ 40 độ C và cho trẻ ăn trước bữa ăn 1 tiếng đồng hồ hoặc sau bữa ăn từ 2-3 giờ.
  • Hoặc mẹ có thể chế biến mật ong nguyên chất chung với các món ăn khác cũng rất tốt.

6. Tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch

  • Mật ong giàu dinh dưỡng nên được xem là “thực phẩm vàng” tăng sức đề kháng cho bé, giúp trẻ phòng tránh các bệnh do thời tiết như cảm, cúm, ho và một số bệnh về đường tiêu hóa khác.
Mật ong có tác dụng gì với trẻ em - Trẻ sơ sinh có nên uống mất ong ?
Mật ong có tác dụng gì với trẻ em – Trẻ sơ sinh có nên uống mất ong ?
  • Theo kinh nghiệm của nhiều bà mẹ thì vào mỗi buổi sáng, bạn nên pha 10ml nước ấm với 2 muỗng cà phê mật ong, sau đó cho bé uống vào trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau bữa ăn từ 2-3 giờ sẽ có tác dụng tốt.
  • Lưu ý không được cho trẻ dưới 1 tuổi uống mật ong vì do hệ tiêu hóa của bé còn non yếu dễ bị ngộ độc.

Trẻ sơ sinh có nên uống mật ong không

  • Ngoài sự bổ dưỡng, mật ong còn có thể dùng để chữa nhiều bệnh.
  • Vì vậy, nhiều bà mẹ thường sử dụng để rơ miệng, lưỡi cho bé hay trộn chung với các món ăn thay đường để trẻ dễ ăn hơn. Ít ai biết rằng, mật ong cũng kén đối tượng sử dụng, nhất là với trẻ sơ sinh.
  • Theo lương y Trần Hoàng Bảo, trong Đông y, mật ong có vị ngọt, tính bình, có nhiều công dụng như: trị ho khan, táo bón, dùng ngoài trị vết thương không lành, vết bỏng, tay chân nứt nẻ… Tuy nhiên, phụ huynh không nên sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.
  • Theo quan niệm dân gian, nhiều bà mẹ hay dùng mật ong để rơ miệng hoặc cho trẻ sơ sinh uống để trị ho, táo bón…
  • Tuy nhiên, trong quá trình ong chọn phấn hoa làm mật, có thể mang phải phấn hoa bị nhiễm loại khuẩn Clostridium botulinum, khiến mật ong bị nhiễm khuẩn.
  • Trong khi đó, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn yếu, chức năng giải độc của gan cũng hạn chế nên rất dễ bị trúng độc.
Đọc thêm:  Mẹo vặt hay giúp làm sạch lò vi sóng bằng quả chanh
Trẻ sơ sinh có nên uống mật ong không
Trẻ sơ sinh có nên uống mật ong không

Lương y Hoàng Bảo cho biết: “Trẻ trúng độc do mật ong sẽ xuất hiện táo bón 1 – 3 tuần. Sau đó, trẻ bị liệt cơ, tiếng khóc yếu, bú kém kèm theo khó thở…

Tôi khuyến cáo phụ huynh nào có con dưới 1 tuổi không nên cho trẻ dùng mật ong”.

Mật ong không tốt cho trẻ sơ sinh

  • Ngược lại, với trẻ trên một tuổi và người lớn, dùng mật ong rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, thời gian và cách dùng sao cho hiệu quả cũng cần được lưu ý.
  • Theo các chuyên gia, vào buổi sáng nên uống một ly nước đun sôi để nguội hoặc nước lọc trước khi dùng mật ong ít nhất 15 phút thì mật ong mới phát huy hiệu quả phòng và trị bệnh.
  • Thời gian còn lại trong ngày, bạn nên dùng mật ong trước bữa ăn khoảng 1 giờ đồng hồ hoặc sau bữa ăn 1 – 2 giờ.
  • “Khi dùng mật ong bạn nên pha với nước ấm để cơ thể dễ hấp thụ hơn. Ngoài ra, mật ong có chứa nhiều enzyme, vitamin và khoáng chất nên không pha mật bằng nước sôi để màu sắc, mùi vị và thành phần dinh dưỡng không bị giảm đi”, lương y Hoàng Bảo nhấn mạnh.

Theo Đông y, những trường hợp sau đây không nên dùng mật ong. Bởi lẽ, chúng có thể gây bất lợi cho sức khỏe:

Không nên ăn chung mật ong với tàu hũ nước đường
Không nên ăn chung mật ong với tàu hũ nước đường
  • Không nên ăn chung với tàu hũ nước đường. Tàu hũ vị ngọt, mặn, tính hàn, có thể thanh nhiệt tán huyết. Ăn chung với mật ong sẽ gây tiêu chảy.
  • Nhiều loại enzyme trong mật ong và khoáng chất, protein thực vật… trong tàu hũ “gặp nhau” sẽ phản ứng sinh hóa không có lợi cho sức khỏe.
  • Không nên ăn chung với hẹ. Hẹ giàu vitamin C, dễ dàng bị các khoáng chất đồng, sắt… trong mật ong oxy hóa, mất tác dụng.
  • Ngoài ra mật ong có tác dụng nhuận tràng, hẹ nhiều chất xơ sẽ gây tiêu chảy.
  • Không nên ăn chung với hành. Axit hữu cơ, men có trong mật ong gặp phải axit amin có trong hành sẽ gây phản ứng sinh hóa không có lợi cho cơ thể, hoặc sản sinh chất độc, gây kích thích ruột khiến người dùng bị tiêu chảy.
  • Không được dùng nước sôi pha mật ong. Nhiệt độ nước thích hợp nhất là 35 độ C.
  • Bệnh nhân tiểu đường cũng có thể dùng mật ong nhưng dùng lượng ít và được thầy thuốc theo dõi, chỉ định.
Đọc thêm:  Giảm cân bằng yến mạch và sữa, 6 món từ yến mạch giảm cân siêu tốc

Không nên dùng mật ong tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh

  • Rất nhiều mẹ có thói quen dùng mật ong tưa lưỡi cho con sơ sinh để tránh mắc bệnh nấm lưỡi mà không biết rằng nó có thể gây ngộ độc chết người.
Không nên dùng mật ong tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh
Không nên dùng mật ong tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh
  • Chính vì thế, theo lời khuyên của các bác sĩ Nhi khoa, cha mẹ nên rơ lưỡi thường xuyên cho con (trong trường hợp bệnh nhẹ) hoặc có thể sử dụng một số loại thuốc bôi (theo chỉ định của bác sĩ).
  • Trong trường hợp nặng hơn (nấm quá nặng, lan khắp miệng) cần đưa con đến bệnh viện để làm kiểm tra và có các biện pháp xử lý kịp thời tránh ảnh hưởng đến đường ruột.
  • Vệ sinh khoang miệng sau ăn không sạch sẽ chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ mắc bệnh nấm lưỡi.
  • Bệnh xuất hiện có thể dẫn đến cảm giác khó chịu khiến con bỏ bú mẹ hoặc biếng ăn (đối với những trẻ lớn hơn). Nặng hơn có thể ảnh hưởng đến lưỡi, gây trầy xước, chảy máu và nhiễm trùng.

Một số bài thuốc chữa ho hay từ mật ong

  • Lá hẹ hấp mật ong: Lá hẹ từ 3-5 lá, rửa sạch, để ráo nước rồi thái nhỏ cho vào bát. Sau đó cho mật ong vào ngập, đem hấp hoặc chưng cách thủy cho tới khi lá chín mềm nhuyễn. Cho bé ăn cả cái và nước sẽ có tác dụng chữa ho.
  • Mật ong hấp quất xanh: Quất xanh từ 3-4 trái, sau khi rửa sạch, mẹ cắt lát mỏng, cho vào bát đổ mật ong ngập, đem chưng cách thủy hoặc hấp trong nồi cơm điện từ 10- 15 phút. Sau đó dùng nước này cho bé uống, mỗi ngày uống từ 2-3 lần, mỗi lần uống khoảng 1-2 thìa cà phê.
  • Mật ong và gừng: Dùng 20gr củ gừng tươi, cạo vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng rồi trộn đều với mật ong. Mẹ dùng gừng trộn mật ong cho bé ngậm từ 1-2 phút, mỗi ngày thực hiện 2 lần, kiên trì sẽ có tác dụng.
Một số bài thuốc chữa ho hay từ mật ong
Một số bài thuốc chữa ho hay từ mật ong
  • Mật ong hấp tỏi: Lấy 4-5 nhánh tỏi, bóc vỏ, đập dập rồi trộn đều với mật ong đem hấp cách thủy cho đến khi tỏi chín mềm và không còn mùi nữa là được. Mỗi ngày cho bé uống từ 2-3 lần, mỗi lần uống 2 thìa cà phê.

Như vậy là từ nay lọ mật ong ở nhà không còn để phục vụ người lớn mà còn vô cùng có ích cho các bé nữa, các mẹ hãy ghi nhớ ngay nhé.

Mâm Cơm Việt (tổng hợp)